DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp

02/06/2021 - 08:06 SA

Trong 5 tháng đầu năm 2021, trung bình mỗi tháng có 12.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những ảnh hưởng hết sức khắc nghiệt, tập hợp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tới đây cần thiết thực, đúng đối tượng và hiệu quả hơn.
doithuong247
Các doanh nghiệp cơ khí chịu ảnh hưởng nặng nền bởi dịch Covid-19.

Doanh nghiệp mất cân đối dòng tiền

Mới đây (ngày 29/5), Tổng Cục thống kê đã công bố Báo cáo kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm, cả nước có gần 55.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 778.300 tỉ đồng. Con số này tăng 15,4% về số doanh nghiệp, tăng 39,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 22.600 doanh nghiệp, tăng gần 4%. Tính chung hai nhóm này, trong 5 tháng đầu năm có tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là 78.300 doanh nghiệp, tức trung bình mỗi tháng có gần 15.700 doanh nghiệp.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm là 14 tỉ đồng. Nếu tính cả 975.100 tỉ đồng vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt hơn 1,7 triệu tỉ đồng, tăng 27,5% cùng kỳ.

Tuy nhiên, cũng trong 5 tháng đầu năm nay, có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, bao gồm: 31.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước; 20.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 20,7%; 8000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,3%. Đáng chú ý, trung bình mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn tới thực trạng trên là điều có thể thấy rõ. Đơn cử như tại ổ dịch lớn tại Bắc Giang, từ ngày 17/5, địa phương này đã phải tạm dừng hoạt động tại 4 khu công nghiệp Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám và Song Khê - Nội Hoàng. Sau quyết định này, khoảng 136.000 công nhân lao động, hàng trăm doanh nghiệp trong 4 khu công nghiệp tạm dừng sản xuất.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp bị mất cân đối dòng tiền trong hoạt động duy trì nhịp sản xuất. Sự khắc nghiệt của dịch bệnh đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo chi trả tiền lương cho nhân công, tiền vay vốn, các chi phí vận hành, mua nguyên vật liệu.

Cần thêm nhiều sự hỗ trợ hiệu quả

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho hay, trong bối cảnh dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều chính sách toàn diện về tài khoá, tiền tệ, bảo hiểm… để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Cụ thể như chính sách hỗ trợ tín dụng, miễn giảm lãi suất với quy mô 250.000 tỉ đồng, chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng; chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180.000 tỉ đồng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động 16.000 tỉ đồng.

Đặc biệt, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỉ đồng/năm để thực hiện giảm trong năm 2020.

Theo ông Mạc Quốc Anh, các chính sách hỗ trợ trên là hết sức cần thiết, tuy nhiên vẫn cần thêm những hướng dẫn cụ thể, thông thoáng để doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng hơn. Vị này dẫn ví dụ về gói cho vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động, hiện vẫn có nhiều rào cản về tiêu chuẩn khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận như phải đáp ứng số lượng lao động nghỉ việc, doanh thu của doanh nghiệp...

Doanh nghiệp kỳ vọng những sự hỗ trợ được triển khai sớm để tạo sức bật cho doanh nghiệp vượt khó. Song song với đó, quy trình thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, thông tin minh bạch và đầy đủ về tiêu chí, quy trình thủ tục tiếp nhận để các khoản hỗ trợ sớm đến được tay các doanh nghiệp. Những chính sách ưu đãi cũng cần xác định đúng đối tượng thụ hưởng với những tiêu chí xác đáng, đặc biệt cần giám sát chặt việc sử dụng nguồn hỗ trợ để bảo đảm hiệu quả của chính sách, ông Mạc Quốc Anh bày tỏ quan điểm.

Phía doanh nghiệp cũng kỳ vọng vào tập hợp các giải pháp trong thời gian tới đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, các chính sách liên quan đến thuế sẽ giúp sức cho doanh nghiệp vượt khó và tồn tại trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh.

Về vấn đề này, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cũng đồng tình ở việc các gói hỗ trợ phải tiếp cận theo hướng công bằng hơn, tiêu chí dễ dàng hơn, thực sự thiết thực cho doanh nghiệp.

Ông Hiếu lấy ví dụ về việc các chính sách hỗ trợ trước đây lại dựa trên tiêu chí số lượng lao động mất đi. Trong trường hợp này, một số doanh nghiệp có thể sẽ sa thải bớt nhân lực để có thể tiếp cận nguồn ưu đãi. Và như vậy, chính gói hỗ trợ đã đi ngược với sự nỗ lực duy trì của doanh nghiệp.

Nếu chúng ta mạnh dạn giảm thuế, miễn thuế VAT hoặc hỗ trợ doanh nghiệp chi phí phòng chống dịch thì sẽ công bằng hơn cho các doanh nghiệp đang tiếp tục trụ vững trong dịch Covid-19 ông Hiếu đề xuất.

Đồng thời, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới cần được thực hiện theo hướng giúp cho doanh nghiệp tiết giảm được dòng tiền chi ra, tránh mất cân đối dòng tiền và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.
 
VLXD.org (TH/ Lao động)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng