DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Cấp thiết tái cơ cấu ngành thép

22/12/2016 - 03:37 CH

Ngành thép trong nước đang gặp nhiều khó khăn do trải qua một giai đoạn dài đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm. Thép xây dựng thì thừa, trong khi nhiều chủng loại thép phục vụ cơ khí, chế tạo lại rất thiếu. Do đó, yêu cầu tái cơ cấu được đặt ra bức thiết, nhất là khi thép Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam.
Lệch pha cung cầu và khả năng cạnh tranh yếu

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước đạt khoảng 30 triệu tấn/năm. Trong đó, phôi thép là 12 triệu tấn/năm, thép cán 12 triệu tấn/năm, tôn mạ phủ màu 5 triệu tấn/năm, thép ống 3 triệu tấn/năm. Với quy mô này, nếu so với các nước trong Đông Nam Á, ngành thép Việt Nam đang dẫn đầu về sản lượng sản xuất.

Tuy nhiên, ngành thép cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Thép sản xuất chủ yếu là thép xây dựng, vượt cả nhu cầu thực tế. Do đó, nhiều doanh nghiệp (DN) thép đang phải hoạt động cầm chừng ở mức 50 - 60% công suất. Không những vậy, giá thép Việt Nam lại đang cao hơn thép Trung Quốc nhập khẩu. Điều đó phần nào phản ánh năng lực cạnh tranh của thép Việt Nam còn hạn chế. Không chỉ khó cạnh tranh trên sân nhà mà tại các thị trường xuất khẩu, thép Việt cũng khó cạnh tranh với thép Trung Quốc.

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, thép là một trong các ngành được bảo hộ nhiều nhất và lâu nhất. Điều này khiến ngành thép thiếu sức cạnh tranh, chất lượng kém, giá thành đắt. “Các DN thép Việt Nam sợ mở cửa hội nhập vì sức cạnh tranh rất yếu. Trong khi đó, biện pháp tự vệ cũng chỉ dùng được 1 - 2 lần. Do đó, điều quan trọng là tự bản thân ngành thép phải thay đổi, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất. Nếu cứ trông chờ biện pháp phòng vệ thì không thể tồn tại được”, ông Nam nhận định.

Thực tế, để bảo vệ sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép nhập khẩu từ tháng 3/2016 nhưng sau đó, lượng thép nhập khẩu vẫn không ngừng tăng cao. Vừa mới đây, khoảng 20 DN ngành thép tiếp tục kiến nghị Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) áp thuế tự vệ với thép Trung Quốc nhập khẩu do không thể cạnh tranh về giá.

Sự cạnh tranh không cân sức giữa thép Việt và thép Trung Quốc giá rẻ khiến thị trường thép trầm lắng một thời gian dài. Hiện nay, Trung Quốc đang dư thừa nguồn cung nên thép giá rẻ có thể còn tràn vào Việt Nam mạnh hơn. Rõ ràng, việc giải quyết tận gốc vấn đề của ngành thép hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, quy mô, trình độ công nghệ của nhiều DN còn hạn chế. Năng lực tài chính có hạn nên DN chỉ đầu tư dây chuyền với quy mô nhỏ, công nghệ lò điện cũ kỹ, tiêu tốn nhiên liệu và chi phí cao, sản phẩm không có tính cạnh tranh.

“Bản thân ngành thép nên cơ cấu lại, đưa khoa học công nghệ vào, lấy năng suất chất lượng làm đầu, không thể trông chờ vào những biện pháp phòng vệ mãi được”, ông Nam kiến nghị.

Trái lại với sự thừa cung của thép xây dựng, những loại thép khác như thép cơ khí, chế tạo lại đang rất thiếu. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc chọn loại thép để phát triển không phù hợp. Chúng ta quá tập trung vào thép xây dựng khiến dư thừa và thua Trung Quốc, còn một số loại thép như thép đóng tàu, thép đặc biệt... thì lại không sản xuất.
 
doithuong247
Toàn cảnh nhà máy luyện gang Cẩm Giàng, Bắc Kạn.

Mạnh tay loại dự án không phù hợp

Theo đại diện một DN FDI tại Việt Nam, Việt Nam đang dư thừa công suất, vì thế không nên cấp phép mới dự án đầu tư vào cán thép, thép xây dựng bởi sẽ làm thị trường thêm hỗn loạn, quy hoạch ngành thép sẽ bị phá vỡ.

Nhìn thẳng vào thực tế, ông Nguyễn Văn Nam cho rằng, việc đầu tư tràn lan thời gian qua, không tính toán đến cung cầu với từng chủng loại thép là xuất phát từ quy hoạch và chiến lược. Do đó, cơ quan quản lý cần sớm định hướng lại quy hoạch phát triển để tránh tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”.

Trên phương diện quản lý nhà nước, Bộ Công Thương đang xây dựng “Dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035”. Sau khi lấy ý kiến một số bộ ngành, đơn vị có liên quan, tiếp thu và chỉnh sửa, Bộ Công Thương vừa công bố bản dự thảo lần 2. Theo đó, có 12 dự án bị loại khỏi quy hoạch ngành thép.

Cụ thể, đó là các dự án: Nhà máy phôi thép Lào Cai do Công ty cổ phần Gang thép Lào Cai làm chủ đầu tư; Nhà máy sản xuất gang Thiên Thanh (Lào Cai) do Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thiên Thanh làm chủ đầu tư; Dự án đầu tư khu liên hợp gang thép Khoáng sản Việt (Cao Bằng) do Công ty cổ phần khai thác Khoáng sản Việt làm chủ đầu tư; Nhà máy luyện thép Hà Giang; Nhà máy luyện gang và phôi thép Sơn La; Nhà máy sắt xốp và gang thép Bắc Kạn giai đoạn 2 do Công ty CP VT&TN Toàn Bộ làm chủ đầu tư; Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao (Ninh Bình) do Công ty TNHH thép Kyoei Việt Nam làm chủ đầu tư; Nhà máy thép Việt Ý (Hưng Yên) giai đoạn 2 do Công ty cổ phần thép Việt Ý làm chủ đầu tư; Nhà máy luyện gang thép Quảng Bình; Nhà máy thép HK và thép CLC 2 giai đoạn; Dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 3 và Nhà máy thép Hậu Giang 2 giai đoạn.

Tổng công suất thiết kế dự kiến của 12 dự án trên là 1.350 tấn gang, sắt xốp và 6.520 tấn phôi vuông/năm. Nguyên nhân của việc dừng các dự án trên do một số dự án quy mô nhỏ, nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Có những dự án triển khai chậm, năng lực chủ đầu tư kém, không thuộc phạm vi quy hoạch. Đặc biệt, có những dự án do địa phương đề nghị bỏ. Bộ Công Thương cho biết tiếp tục lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân để tiếp tục chỉnh sửa trước khi trình Chính phủ./.

Theo TTXVN
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng