Sắp tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, các
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mới.
Theo đó, các FTA và thỏa thuận của AEC đều thống nhất cắt giảm thuế nhập khẩu giữa các thành viên xuống còn 0-5%, đồng thời, ngay khi các FTA có hiệu lực thì 90-95% số dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%.
Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý sẽ ngày càng đơn giản, rõ ràng và dễ dự báo hơn, chuyển giao công nghệ trong hoạt động xây dựng thuận lợi hơn, thuế nhập khẩu giảm mạnh… Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội nhập khẩu kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa chế tạo hoặc sản xuất được.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất
vật liệu trong nước. Với các mặt hàng
vật liệu xây dựng chủ chốt như
clinhập khẩuer,
xi măng,
gạch ốp lát,
sứ vệ sinh và
kính xây dựng, mức thuế giảm chỉ còn 5% trong ASEAN. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm theo chuẩn quốc tế nhưng giá bán trên thị trường Việt Nam vẫn đắt hơn sản phẩm nhập khẩu của khu vực.
Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn đang phải chứng kiến sự "đổ bộ" rầm rộ của các mặt hàng vật liệu xây dựng,
trang trí nội thất, máy móc công trình đến từ EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và thậm chí là Trung Quốc. "Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam trong cạnh tranh giữa sản phẩm của Việt Nam với sản phẩm ngoại nhập" - một chuyên gia nhận định.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN. Lý do là mặc dù các thỏa thuận thương mại chưa hiệu lực nhưng từ nhiều năm qua, hàng hóa gồm vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc công trình của các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã đổ bộ vào Việt Nam ào ạt.
Cùng với đó, trình độ của lao động ngành xây dựng Việt Nam và năng suất lao động thấp. Trong khi đó, cộng đồng AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự di chuyển lao động.
Tại hội nghị, các chuyên gia cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước nên nhanh chóng tiến hành rà soát, tái cấu trúc, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, đồng thời mau chóng cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành Xây dựng từ các nước tiên tiến, nâng cao năng suất lao động của công nhân, phương thức quản lý xây dựng... để “không bị chậm chân”.
VLXD.org (TH)