DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

DN xi măng thống nhất lộ trình tăng giá

11/04/2013 - 04:12 CH

Năng lực toàn ngành Xi măng đầu năm 2013 được Hiệp hội Xi măng Việt Nam tổng kết gồm 68 dây chuyền lò quay có tổng công suất 57,31 triệu tấn xi măng; 13 dây chuyền lò đứng tổng công suất 1,04 triệu tấn xi măng, tổng cộng đạt 68,36 triệu tấn trên toàn quốc.

Nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa từ 45 - 46 triệu tấn xi măng, xuất khẩu clinker và xi măng mới chỉ đạt 10 triệu tấn. Trong khi đó sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn xi măng và 60 triệu tấn clinker. Nếu không có biến động đột ngột dự kiến cuối năm 2013 sẽ tiếp tục có thêm một số dự án mới đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế là 8,16 triệu tấn xi măng/ năm. Bối cảnh ảm đạm trên khiến các DN xi măng thực sự đang trong cơn bĩ cực khi liên tiếp “đá” nhau giành giật thị phần không chỉ thị trường trong nước mà còn bị ép giá mạnh khi xuất khẩu ra nước ngoài.



Bán dưới giá thành


Ông Lê Văn Định - Giám đốc Nhà máy Xi măng Thành Công (Hải Dương) cho biết: Đơn vị đầu tư chi phí thấp chỉ có 50 USD cho một sản phẩm với bộ máy quản lý vô cùng đơn giản gọn nhẹ. Năm 2012 sản xuất vượt công suất thiết kế 25%, trả được 50% khoản nợ ngân hàng, bán được sản phẩm nhưng vẫn lỗ. Lỗ là vì xi măng luôn bán dưới giá thành. Theo phản ánh của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giá xi măng khu vực miền Bắc dao động khoảng 900 nghìn đ/tấn (lò đứng) đến 1,4 triệu đ/tấn (sản phẩm của Hoàng Thạch). Giá xi măng miền Trung dao động khoảng 850 nghìn đ/tấn (lò đứng) đến 1,75 triệu đ/tấn (lò quay tại Đắk Lắk, Kon Tum). Trong khi giá xi măng tại miền Nam dao động từ 1,35 - 1,7 triệu đ/tấn. Giá xi măng liên tiếp giảm trong khi chi phí đầu vào như nguyên liệu, điện, than... đều có lộ trình tăng giá là một nghịch lý đẩy nhiều nhà máy vào tình trạng càng sản xuất nhiều càng lỗ lớn và phá sản.

Lý giải điều này, ông Nguyễn Ngọc Anh - Tổng giám đốc Vicem chỉ ra rằng: “Hiện nước ta có khoảng 75 dây chuyền xi măng tại 50 - 60 Cty khác nhau. Một số dây chuyền nhóm lại trong các DNNN, còn lại thuộc các nhóm tư nhân. Việc giảm giá thì nhóm DNNN như các thành viên trong TCty còn điều hành được chứ với nhóm các Cty tư nhân thì không thỏa hiệp được”. Tình trạng này khiến ông Nguyễn Ngọc Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng thừa nhận là các hội viên của Hiệp hội “không bảo được nhau”.

Doanh nghiệp lớn “nhất hô, bá ứng”


Nhà máy Xi măng Thành Công năm 2011 xuất khẩu giá 780 nghìn đ/tấn thì 6 tháng đầu năm báo cáo tài chính hòa vốn. Nhưng 2012 giá bán giảm xuống 740 nghìn đ/tấn thì liên tiếp lỗ đến nay. Hay như xi măng Hạ Long đầu năm 2012 bán giá 39 USD/tấn clinker nhưng cuối năm giảm còn 36 USD/tấn. Với tổng số 28,5 triệu tấn sản lượng xuất khẩu thì việc giảm giá đủ thấy tổn thất là rất lớn. Vừa qua, các nước trong Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á đã có ý kiến đề nghị Hiệp hội Xi măng Việt Nam không nên bán phá giá xuất khẩu clinker thấp như vậy. Nếu còn tiếp tục lộn xộn như hiện nay, rất có thể xảy ra tình trạng bị kiện bán phá giá, chống trợ cấp mà việc theo kiện vô cùng tốn kém và phức tạp.

Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu xi măng - clinker thiếu tổ chức, cạnh tranh thiếu lành mạnh, bị người mua ép giá gây thiệt hại chung cho toàn ngành và cho từng Cty. Xi măng - clinker được xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp, còn phần lớn xuất khẩu thông qua các Cty thương mại. Số các Cty thương mại cũng manh mún, thiếu quản lý. Giá xuất khẩu clinke bị kéo xuống từ 36,50 - 37 USD/tấn (FOB của năm 2011) còn 35 thậm chí 34,50 USD/tấn năm 2012, trong khi giá xuất khẩu các nước Đông Nam Á trung bình 39 - 40 USD/tấn. “Trong khi anh A đang thương lượng thì anh B nhảy vào báo giá thấp hơn, DN trong nước “đá” nhau khá mạnh” - ông Thiện nhận định.

Tại cuộc họp Hội đồng thường trực Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các DN vừa thống nhất được nguyên tắc là cần có lộ trình đầu vào tăng thì giá xi măng cũng phải tăng. Thống nhất thời điểm giá tăng, tăng hàng loạt. Khi các đơn vị lớn tăng thì các đơn vị khác hưởng ứng theo. Điều này cũng phù hợp với nguyện vọng của các đơn vị sản xuất nhỏ rất mong “các anh lớn dẫn dắt thị trường”. Riêng về xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu trực tiếp đồng thời tiến tới thực hiện được hình thức xuất khẩu tập trung do Hiệp hội đứng ra làm đầu mối tập hợp nhu cầu nhập khẩu xi măng với quy chế có “phí thế chân”, cam kết giá bán sàn và cơ chế kinh tế của Hiệp hội. “Dù là việc khó nhưng để có một thị trường xi măng lành mạnh lâu dài thì hiệp hội vẫn phải quyết tâm làm và TCty Vicem sẽ ủng hộ” - ông Ngọc Anh nói.

Tại cuộc họp Hội đồng thường trực Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các DN vừa thống nhất được nguyên tắc là cần có lộ trình đầu vào tăng thì giá xi măng cũng phải tăng.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng