>> 8 tháng: Tiêu thụ xi măng đạt 65% kế hoạch nămĐại diện Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, hết tháng 8/2015,
VICEM tiêu thụ hơn 16 triệu tấn sản phẩm, trong đó xuất khẩu khoảng gần 1 triệu tấn. Thị phần của Tổng công ty nhiều khả năng sẽ cao hơn năm ngoái.
Tại khu vực phía Nam,
Xi măng FICO cũng đạt mức tiêu thụ khả quan với trên 1,15 triệu tấn sản phẩm. Ông Hoàng Cảnh Nguyễn, Tổng giám đốc Xi măng FICO cho biết, khả năng mức tiêu thụ 1,7 triệu tấn trong năm 2015 sẽ đạt được. Mức tiêu thụ này đã vượt xa so với công suất thiết kế 1,45 triệu tấn của dây chuyền 1. Hiện Công ty vẫn duy trì tiêu thụ tốt ở các địa bàn truyền thống và thâm nhập thêm một số địa bàn mới, như miền Tây, Đắc Nông, Tây Nguyên. Đây là bước đi để chuẩn bị thị trường cho dây chuyền 2. Theo nguồn tin riêng của Đầu tư
Bất động sản, dây chuyền 2 Xi măng FICO chậm nhất sẽ được động thổ vào cuối năm 2016 với tổng mức đầu tư 3.300 tỷ đồng, công suất tương đương dây chuyền 1.
Năm 2015, Bộ Xây dựng dự báo,
tiêu thụ xi măng sẽ tăng ở mức 4 - 5%, nhưng trong 8 tháng đầu năm, dù xuất khẩu gặp khó, nhưng
tiêu thụ toàn ngành vẫn tăng khoảng 7%. Nếu tình hình không có gì đột biến, mức tiêu thụ tăng 7% của cả năm so với năm 2014 là trong khả năng.
Bất chấp tháng “cô hồn” (tháng 7 Âm lịch), các doanh nghiệp
vật liệu xây dựng vẫn có mức tăng trưởng khả quan.
Không chỉ
xi măng,
ngành thép dù vẫn còn đó những khó khăn, nhưng tiêu thụ cũng đã phục hồi. Các doanh nghiệp ngành thép như Hòa Phát, Pomina, Tôn Hoa Sen… có mức tiêu thụ khá tốt. Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, chỉ riêng tháng 7/2015, sản xuất thép xây dựng của các đơn vị thành viên VSA đã tăng 51% so với cùng kỳ, đây được xem là mức kỷ lục của ngành thép từ 10 năm trở lại đây. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản phẩm thép của các thành viên VSA bán ra tăng 30% so với cùng kỳ.
>> Sản xuất thép trong nước vượt ngưỡng 600.000 tấn/thángTuy nhiên, một bài toán học búa mà doanh nghiệp ngành thép vẫn chưa có lời giải là
thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 8/2015, Việt Nam đã nhập 9,215 triệu tấn thép, đơn giá nhập khẩu bình quân giảm 21,3%, trong đó thép nhập từ Trung Quốc trên 5 triệu tấn, chiếm 60% lượng nhập.
>> 8 tháng: Việt Nam nhập khẩu hơn 10 triệu tấn sắt thépTrong khi các doanh nghiệp sản xuất thép lo lắng, thì các doanh nghiệp kinh doanh thép lại “bình chân như vại”. Nhiều doanh nghiệp thương mại tại TP. HCM cho biết, lượng tiêu thụ thép đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Giá thép nhập đã giảm từ 11,5 triệu đồng/tấn xuống còn 8 triệu đồng/tấn.
Trên lĩnh vực gạch xây dựng và gạch ốp lát, nhiều doanh nghiệp sản xuất đến đâu bán hết đến đó. Tín hiệu vui từ
gạch bê tông khí chưng áp - một loại
vật liệu không nung đã “trầy trật” trên thị trường gần 5 năm nay, với thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu, cũng đã có mức tiêu thụ khả quan hơn.
Ông Phạm Hữu Quang Viên, Tổng giám đốc CTCP Gạch Vương Hải cho biết: “Hiện nhà máy đang chạy khoảng 90% công suất thiết kế, sản phẩm cũng bán chủ yếu ở trong nước và xuất khẩu ít đi. Cuối tháng 9/2015, Công ty sẽ tiếp tục đưa ra thị trường sản phẩm gạch bê tông cốt liệu”.
Trước đó, tại nhiều thời điểm, các dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp chỉ chạy từ 20 - 50% công suất thiết kế, nhiều nhà máy phải đóng cửa vì không tiêu thụ được sản phẩm. Với tín hiệu này, “cửa sáng” cho vật liệu không nung bắt đầu được hé mở.
Theo Đầu tư BĐS