DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp VLXD tiếp tục củng cố nội lực

09/05/2019 - 08:10 SA

Thép và xi măng là những ngành kinh doanh thường được nhắc đến với cụm từ “thừa cung”, “gặp khó”. Thế nhưng, một số doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này đã vững vàng vượt qua trở ngại và liên tục ghi tên trên bảng xếp hạng doanh nghiệp nộp thuế lớn.
Xi măng tích cực đóng góp ngân sách Nhà nước

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, những doanh nghiệp xi măng của Việt Nam vốn có lịch sử phát triển khá lâu dài và sức đóng góp ngày càng tích cực. Đại diện trong số những doanh nghiệp này là Vicem Hoàng Thạch với hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Liên tục nhiều năm qua, doanh nghiệp này được điểm danh trong bảng xếp hạng doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn. Năm 2018, số tiền nộp ngân sách nhà nước của Vicem Hoàng Thạch là 345 tỷ đồng, tăng 27,1% so với kế hoạch.
 
doithuong247

Công ty này cho biết, năm 2018, tổng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp đạt 4,83 triệu tấn, bằng 101,4% so với kế hoạch và tăng 3,2% so với năm 2017. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng 29% so với kế hoạch, tăng 9,6% so với năm 2017 với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 480 tỷ đồng.

Năm 2019, Công ty đặt ra mục tiêu nộp ngân sách nhà nước 323 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế 507 tỷ đồng, tăng hơn năm 2018 là 5,5%.

Một điển hình đáng chú ý khác trong lĩnh vực xi măng là Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1. Doanh nghiệp này đứng vị trí 162 trong danh sách những doanh nghiệp nộp thuế lớn năm 2017.

Với 55 năm hình thành và phát triển, Công ty Xi măng Vicem Hà Tiên đã cung ứng ra thị trường gần 100 triệu tấn xi măng, đáp ứng nhu cầu đa dạng về xây dựng của các loại công trình. Trước đó, vào ngày 27/02/2019, Công ty đã chính thức ra mắt sản phẩm mới - Xi măng Vicem Hà Tiên nền móng với những tính năng vượt trội, thành phần chính yếu là clinker portland chất lượng cao, cùng với các loại phụ gia khoáng hoạt tính đặc biệt giúp tăng cường tính bền vững của xi măng.

Tại Lễ vinh danh “Thương hiệu mạnh ASEAN 2019” vừa được tổ chức tại TP.HCM, Xi măng Vicem Hà Tiên đã vinh dự được vinh danh trong “Top 10 Thương hiệu mạnh ASEAN 2019”.

Đánh giá về hoạt động của các doanh nghiệp xi măng, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã có sự vận động và phát triển đáng kể trong những năm gần đây, nhờ đó, sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể.

Năm 2018, xuất khẩu sản phẩm xi măng đạt kỷ lục 31,65 triệu tấn, tăng tới 55% so với năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt qua con số 1 tỷ USD. Đã và đang có các dự báo lạc quan về triển vọng phát triển của ngành xi măng năm 2019. Ngoài nguyên nhân từ sự thuận lợi của thị trường, thực tế, các doanh nghiệp xi măng đã có sự cải thiện đáng kể về năng suất lao động và công nghệ sản xuất.

Các doanh nghiệp liên tục đầu tư để cải tiến công nghệ, từ đó, giảm chi phí tiêu hao năng lượng để vừa tăng hiệu quả sản xuất vừa bảo vệ môi trường. Năng suất lao động và sản xuất của các doanh nghiệp được nâng lên đáng kể trong những năm vừa qua, ông Cung nói.

Về tính cạnh tranh, theo vị Chủ tịch Hiệp hội này, hiện công nghệ sản xuất xi măng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt kịp với trình độ của nhiều nước trong khu vực. Hiện sản phẩm xi măng và clinker của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 50 nước trên thế giới. Dù vậy, doanh nghiệp xi măng Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn nữa nhằm cải thiện tối đa năng suất lao động và quản trị doanh nghiệp để tiếp tục tiến xa hơn trên bước đường cạnh tranh tiếp theo, ông Cung nói.

Doanh nghiệp thép nộp thuế hàng nghìn tỷ đồng

Trong danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam năm 2017, Tập đoàn Hòa Phát có 2 đại diện được vinh danh trong top 100 là Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương và Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát. Trong vòng 10 năm từ 2008, các công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 20.000 tỷ đồng.

Năm 2017, Tập đoàn Hòa Phát đạt kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu hợp nhất đạt 46.855 tỷ đồng, tăng 38% so với 2016. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử Hòa Phát khi đạt 8.015 tỷ đồng, vượt 33% so với kế hoạch và tăng 21% so với năm trước. Với kết quả đó, Tập đoàn Hòa Phát cũng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước đến 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2016.

Doanh nghiệp này có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh trong những năm gần đây, tương ứng với mức thuế nộp ngân sách tăng đáng kể. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2018, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này lần lượt là 3.989,8 tỷ đồng, 7.701,8 tỷ đồng, 9.288,3 tỷ đồng và 10.071 tỷ đồng.

Bảng danh sách nêu trên cũng nhiều năm liên tục điểm tên Tôn Đông Á với thứ hạng tăng dần qua các năm và đứng ở mức 212/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2017.

Kết quả này có được nhờ chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp với thị trường của doanh nghiệp này. Trong thời gian qua, Tôn Đông Á đã xây dựng hai nhà máy sản xuất thép lá mạ hiện đại ở Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Khu công nghiệp Đồng An 2. Các sản phẩm đã được chấp nhận bởi các khách hàng trong và ngoài nước khó tính nhất.

Tôn Đông Á đang lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2019 - 2025 với việc xây dựng một nhà máy thứ ba có nhiều dây chuyền sản xuất công suất lớn (từ 300.000 đến 500.000 tấn/năm).

Nhận xét về hoạt động của các doanh nghiệp thép Việt Nam trong những năm vừa qua, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, từ năm 2015 đến nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là khá tốt. Đặc biệt, năm 2018 ghi nhận những thành công tương đối toàn diện của lĩnh vực này với xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể.

So với thời gian trước, các doanh nghiệp đã có những bước đột phá mạnh mẽ. Điều này có được một phần nhờ nền kinh tế đang ở giai đoạn phát triển nên nhu cầu với sản phẩm này ở mức cao. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng nhanh. Có doanh nghiệp đạt sản lượng ở mức vài triệu tấn/năm. Trong khi đó, trước đây, ngành thép chỉ có những doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Sưa nói.

Cũng theo vị Chủ tịch Hiệp hội này, điểm đáng chú ý trong nội lực của các doanh nghiệp thép là trình độ công nghệ được cải thiện rõ rệt nhờ chú trọng đầu tư mới vào các thiết bị hiện đại. Từ đó, các chỉ số về kinh tế kỹ thuật của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều tăng rất khá so với những năm trước. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt biểu hiện rõ nhất ở sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Đó là tín hiệu đáng mừng, ông Sưa nói. 

Các doanh nghiệp thép và xi măng tiếp tục thực hiện những kế hoạch và chiến lược phát triển trong giai đoạn tới với những bước củng cố vững chắc thị trường trong nước và nỗ lực vươn xa ở thị trường nước ngoài.

VLXD.org (TH/ Đấu thầu)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng