DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp VLXD trước ngưỡng cửa hội nhập

17/12/2014 - 04:40 CH

Trước ngưỡng cửa hội nhập đang ngày càng rộng mở, các DN trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng khiến phải đối phó với các nguy cơ, đòi hỏi cần phải có sự cải tổ mạnh mẽ từ trong chính nội bộ các DN để đón các cơ hội.
Có một tế, các DN trong nước đang phải chịu thua thiệt từ chính cơ chế hiện nay. Đó là với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách, nhà thầu được hưởng hoa hồng từ việc mua sắm trang thiết bị, do đó càng mua sản phẩm giá cao họ càng được hưởng phần trăm nhiều. Điều này càng gây ra sự cạnh tranh không cân sức giữa hàng nội với hàng nhập khẩu giá cao. Trong khi đó, sự liên kết trong chính nội bộ DN cũng rất lỏng lẻo, cùng một thương hiệu, sản phẩm, nhưng giá bán ra có thể chênh nhau rất nhiều giữa các đơn vị.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở thị trường trong nước. Bấy lâu nay, việc “tranh mua, tranh bán” giữa các DN trong lĩnh vực VLXD khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài đã bị đối tác lợi dụng để ép giá, thậm chí đưa ra các điều kiện bất lợi cho DN Việt Nam. Điều này khiến giá bán các sản phẩm Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá bán các sản phẩm cùng loại của các nước khác.



Trong bối cảnh cánh cửa hội nhập đang ngày càng rộng mở, các nguy cơ cạnh tranh đối với thị trường VLXD sẽ không dừng lại ở đó, một lãnh đạo của Hội VLXD Việt Nam đặt vấn đề. Tuy nhiên, cũng theo vị này, hiểu biết của các DN về các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện rất mơ hồ. “Hiểu biết của hiệp hội cũng không khá hơn là bao nhiêu, nên chúng tôi rất mong các cơ quan quản lý chỉ rõ những tác động mà các FTA mang lại đối với cạnh tranh trên thị trường VLXD”, lãnh đạo của Hội VLXD Việt Nam đề nghị.

Từ phía cơ quan quản lý ngành, ông Phạm Văn Bắc, Phó vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) cũng nêu ra những yếu điểm của ngành trước ngưỡng cửa hội nhập. Theo đó, mặc dù là ngành có tốc độ phát triển cao và đột phá trên tất cả các lĩnh vực, song hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN chưa cao, do chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, sức cạnh tranh yếu... Hiện chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước đã đạt yêu cầu tiêu chuẩn để tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, chỉ có một số nhóm sản phẩm như xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính là đạt tiêu chuẩn của một số nước và có thể xuất khẩu.

Bên cạnh đó, khoảng trống công nghệ khiến ngành sản xuất VLXD chắc chắn vẫn sẽ có nhiều sức hút đối với các NĐT nước ngoài, dù số lượng DN hiện diện trên thị trường không phải là ít. Cụ thể là nhóm sản phẩm xi măng, sứ vệ sinh, gạch gốm ốp lát, kính, có khoảng 60 - 80% tổng công suất thiết kế đạt mức trung bình, tiên tiến của thế giới. Nhóm vật liệu xây, lợp, đá ốp lát có công nghệ chủ yếu ở mức trung bình, trong khi còn nhiều cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu. Nhóm đá xây dựng, cát xây dựng, vôi cũng ở tình trạng tương tự với công nghệ phần lớn ở mức trung bình và nhiều cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu.

Thực tế từ hai phi vụ thâu tóm DN lớn trong lĩnh vực VLXD cũng phần nào cho thấy sức hấp dẫn của ngành này. Đó là hồi giữa năm 2013, Tập đoàn xi măng Semen Gresik đến từ Indonesia đã chi hơn 4.800 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của Xi măng Thăng Long. Cuối năm 2012, Tập đoàn xi măng Siam (SCG) của Thái Lan mua 85% cổ phần của CTCP Prime Group, DN chuyên về gạch ốp lát. Nhiều NĐT nước ngoài chắc chắn cũng đang nhận ra sự hấp dẫn của ngành VLXD Việt Nam, có khả năng đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 2 - 2,5 tỷ USD vào năm 2020.

Theo TBNH

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng