DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng: Lợi nhuận không theo kịp doanh thu

20/12/2018 - 11:18 SA

Trong năm 2018, nhiều doanh nghiệp xây dựng, xây lắp nhận được không ít gói thầu lớn, ước đạt doanh thu cao, nhưng dự kiến khó hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
Nhiều gói thầu lớn

Ngày 14/12/2018, Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD) trúng thầu thêm 2 dự án mới tại Hà Nội là Dự án VinCity Sportia và Dự án Vincity Ocean Park, với tổng giá trị gần 7.000 tỷ đồng. Như vậy, trong vòng gần 1 tháng, Công ty đã tiếp nhận 5 gói thầu có giá trị gần 11.500 tỷ đồng.

Theo CTD, cùng với các dự án mới được triển khai, việc liên tiếp trúng thầu các dự án mới trong tháng 12/2018 giúp Công ty tin tưởng hơn về tương lai năm 2019, sẽ có nhiều bứt phá mới. Theo xu hướng chung, bên cạnh những dự án xây dựng, CTD chuyển hướng sang làm các dự án khu công nghiệp, tuy lợi nhuận thấp hơn song dòng tiền chuyển về nhanh hơn.

Giá trị hợp đồng đã ký nhưng chưa thực hiện (backlog) tại thời điểm cuối quý III/2018 của CTD là 22.065 tỷ đồng, trong đó các dự án nhà ở dân dụng chiếm 50% giá trị.

Thông tin từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) cho thấy, Công ty đã được giao thầu từ Tập đoàn Vingroup đối với 3 dự án tại Hà Nội, tổng giá trị ước tính gần 3.900 tỷ đồng.

Cụ thể, tại dự án VinCity Ocean Park, Hòa Bình làm thầu chính thi công kết cấu và hoàn thiện 3 phân khu với tổng số 14 tòa tháp 25 - 38 tầng; có tổng giá trị ước tính 2.470 tỷ đồng.

Tại dự án Vincity Sportia, Hòa Bình được giao thi công các hạng mục móng, hầm, phần thô và hoàn thiện cơ bản 7 tòa tháp phân khu 1 cao từ 37 - 39 tầng, tổng giá trị gói thầu ước hơn 1.076 tỷ đồng, thời gian thi công dự kiến 550 ngày.

Tại dự án Vinhomes Westpoint, Hòa Bình là nhà thầu chính thi công kết cấu, hoàn thiện 2 tòa tháp (trên tổng số 3 tòa) quy mô 3 tầng hầm, 5 khối đế, cao 41 tầng và trường học. Tổng giá trị hợp đồng này là 326 tỷ đồng và dự kiến thời gian thi công 540 ngày.

Công ty Cổ phần FECON (FCN) cho biết, từ cuối quý III đến nay, Công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng mới, với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là 2 dự án “tỷ đô” gồm Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa).

Với định hướng phát triển mảng thi công trên lĩnh vực tổng thầu, FCN đã thực hiện ký hợp đồng xây dựng Trường Đại học Thành Tây (Hà Nội) với gói thầu trị giá 105 tỷ đồng, bao gồm cả việc triển khai thi công 4 block giảng đường.

Việc các doanh nghiệp xây dựng dân dụng có lượng hợp đồng ký kết cho năm 2018 duy trì ở mức cao cho thấy, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng trưởng ổn định. Tuy vậy, ngành xây dựng đang có sự phân hóa lớn khi tính trong 9 tháng đầu năm 2018, riêng 4 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất trong nhóm 104 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán là CTD, HBC, VCG, FCN nắm hơn 40% doanh thu toàn nhóm. 

Lợi nhuận không theo kịp doanh thu

Ba quý đầu năm 2018, CTD ghi nhận doanh thu 20.737 tỷ đồng, tăng 14% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.192 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty dự kiến, cả năm sẽ hoàn thành vượt mức doanh thu 28.000 tỷ đồng và đạt được chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng.

doithuong247
Tăng trưởng dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM ở mức cao sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng.

Với kết quả này, doanh thu ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số, nhưng việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là một nỗ lực lớn của CTD. Nhiều doanh nghiệp khác khó có thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Chẳng hạn, HBC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2018 với mục tiêu doanh thu 20.680 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.068 tỷ đồng. Theo thông tin mà phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán tìm hiểu được, HBC có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu, thậm chí vượt kế hoạch, nhưng lợi nhuận chỉ ước đạt trên 90% kế hoạch. Trong đó, tính đến hết tháng 9, doanh thu của HBC đạt 12.768 tỷ đồng, lãi sau thuế 508 tỷ đồng, chưa bằng một nửa kế hoạch năm. Như vậy, lợi nhuận của HBC chủ yếu “dồn” vào quý IV/2018.

Thời điểm cuối quý III/2018, tổng tài sản của HBC tăng hơn 1.300 tỷ đồng, lên 15.339 tỷ đồng.

Trong đó, phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 400 tỷ đồng, lên 3.626 tỷ đồng; phải thu theo tiến độ hợp đồng tăng gần 1.400 tỷ đồng, lên 6.070 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 680 tỷ đồng, lên 1.874 tỷ đồng; tổng lượng tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 246 tỷ đồng, giảm gần 950 tỷ đồng; tổng vay và nợ thuê tài chính là 5.052 tỷ đồng, chiếm 33% tổng tài sản và tăng 440 tỷ đồng so với đầu năm.

Nếu giải quyết được khoản hàng tồn kho và phải thu khách hàng trong quý IV/2018 thì HBC mới ghi nhận được lợi nhuận cao trong năm 2018.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị FCN Phạm Việt Khoa, đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây lắp là các công trình được nghiệm thu, bàn giao và thanh toán tập trung trong quý IV. Vì thế, với việc triển khai thực hiện nhiều công trình lớn, FCN dự kiến hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 2.200 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, Công ty đang phấn đấu để hoàn thành kế hoạch lãi ròng 168 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, FCN ghi nhận tổng giá trị hợp đồng đã ký đạt gần 4.000 tỷ đồng. Doanh thu đạt 1.708.9 tỷ đồng, tăng gần 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận ròng đạt 123,2 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Tại Tổng công ty cổ phần Xây dựng Việt Nam (VCG), trong 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu đạt 6.380,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 274,3 tỷ đồng, giảm lần lượt 3,7% và 47% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Dự báo tốc độ tăng trưởng chậm lại

BMI - một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại London dự báo, ngành xây dựng Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng thực trong năm 2018, ước đạt 9,63% và đạt mức bình quân khoảng 7,8% trong giai đoạn 2018 - 2021, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng đầu tư của khối tư nhân và nước ngoài.

Trong khi đó, The FitchGroup Company đưa ra quan điểm tích cực cho ngành xây dựng và hạ tầng Việt Nam, với kỳ vọng tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 7,2% trong giai đoạn 2017 - 2026. Theo The FitchGroup Company, tăng trưởng dân số tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM ở mức cao sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng, tiện ích và các công trình dân dụng.

Tuy vậy, theo Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nhiều khả năng ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2018.

Nguyên nhân là sự cạnh tranh gay gắt hơn khi phân khúc căn hộ cao cấp bắt đầu gặp khó khăn, khi đó các doanh nghiệp sẽ phải chuyển về phân khúc trung cấp và bình dân, cạnh tranh với các nhà thầu khác; giá cả nguyên vật liệu sắt, thép, cát… có xu hướng tăng mạnh trong thời gian vừa qua; nhiều doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh tỷ trọng ở phân khúc nhà ở trung cấp, bình dân và nhà xưởng công nghiệp có biên lợi nhuận gộp thấp hơn.

VLXD.org (TH/ TNCK)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng