DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Ngành thép và áp lực M&A từ Trung Quốc

30/05/2017 - 04:53 CH

Sức ép cho các doanh nghiệp thép nội địa trong thời gian tới có thể sẽ càng gia tăng nếu thị trường thép dần rơi vào tầm kiểm soát của nhà đầu tư Trung Quốc.
Ngoài lý do lượng nhập khẩu sắt thép từ nước này vẫn tiếp tục tăng mạnh thì theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), gần đây các nhà đầu tư Trung Quốc đã tìm cách thôn tính một số doanh nghiệp thép đang thua lỗ của Việt Nam.

Đó có thể là chiêu lách luật. Việt Nam đang áp đặt chính sách áp thuế tự vệ đối với phôi thép, một số sản phẩm tôn mạ, thép hình chữ nhật và thép dài có xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy, việc thâu tóm các nhà sản xuất thép trong nước sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nước này lách các quy định khắt khe về thuế quan để thâu tóm thị trrường Việt Nam bằng chiêu thức “giá rẻ”.

Đó còn là cơ hội làm ăn lớn khi xuất khẩu sang các quốc gia khác. Hiện tại thép Trung Quốc đang bị nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu... cáo buộc bán phá giá và tẩy chay. Trong khi đó, Việt Nam lại đang tham gia khá nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như với EU, Hàn Quốc, hay Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC).

Do đó, việc thành lập đại bản doanh tại Việt Nam để từ đó xuất sang các thị trường khác là cơ hội kinh doanh mà các đại gia sắt thép Trung Quốc sẽ khó lòng bỏ qua để xả được hàng tồn. “Trung Quốc đang thặng dư thương mại với hầu hết các nước nên để tránh tiếng xấu, nước này đã chuyển hàng hóa sang nước khác. Ví dụ, khi chuyển hàng hóa sang Việt Nam, hàng hóa này trở thành Made in Vietnam để xuất đi”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

Làn sóng các doanh nghiệp Trung Quốc tràn vào Việt Nam đang diễn ra rất nóng. Theo ghi nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI (có bao gồm các thương vụ mua cổ phần) lớn thứ tư vào Việt Nam với tổng vốn hơn 900 triệu USD, tương ứng tăng đến 140% so với cùng kỳ năm trước. Nhận xét về xu thế này, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết số vốn đầu tư của Trung Quốc là bước đi nằm trong kế hoạch chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư.

Quả thật đó là nước cờ khôn ngoan của người Trung Quốc. Sau một giai đoạn tăng trưởng nóng nhờ dòng vốn tín dụng, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm hẳn, đi kèm với thị trường bất động sản kém lạc quan khiến cho khá nhiều doanh nghiệp thép Trung Quốc trở thành các cục nợ xấu, đe dọa đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng.
 
doithuong247
Sức ép sẽ gia tăng với các DN nội địa nếu thị trường thép dần rơi vào tầm kiểm soát của nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh minh họa

Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P, nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc có thể tăng lên đến 11-17% vào năm 2020, trong khi một số nhà phân tích khác ước tỉ lệ nợ xấu nếu tính thực chất đã lên đến 15%, trong đó chắc chắn có “đóng góp lớn” của ngành sắt thép vốn đang rơi vào tình trạng thừa cung.

Đối phó với viễn cảnh bi quan đó và nhất là tránh được cú sốc cực lớn về mặt kinh tế - xã hội như thất nghiệp, thất thu thuế.... Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang tiến hành một chiến dịch có thể tạm gọi là “giải cứu zombie, kiềm chế nợ xấu”. Theo đó, PBOC đang kêu gọi các doanh nghiệp thép nước này (cùng với ngành than) hãy đầu tư ra nước ngoài, đồng thời phải giảm công suất sản xuất trong nước. Nếu tuân thủ theo định hướng của PBOC, các doanh nghiệp này sẽ nhận được hỗ trợ về tài chính như các khoản vay vốn với lãi suất thấp, tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ phát triển dự án...

Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi của PBOC. Điển hình là tập đoàn thép Hebei Iron & Steel Group mới đây đã thâu tóm một doanh nghiệp thép đang thua lỗ của Serbia với giá 52 triệu USD và đầu tư thêm 250 triệu USD để cải tạo và mở rộng công suất. Các doanh nghiệp thép Trung Quốc cũng thực hiện các thương vụ thâu tóm tương tự ở Nam Phi, cũng như tấn công mạnh mẽ vào thị trường Ấn Độ khiến Tập đoàn Tata của nước này phải lao đao.

Bởi thế, nếu các doanh nghiệp thép Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam với tần suất nhiều hơn thì áp lực cạnh tranh cho các tập đoàn trong nước như Hòa Phát, Pomina, Hoa Sen, Thép Tiến Lên... sẽ càng khốc liệt, đặc biệt khi ngành này đang giảm tốc.

Khác với 2 năm trước, thị trường bất động sản đang tăng trưởng chậm lại trong các tháng đầu năm nay, khiến sức tiêu thụ thép cũng bị ảnh hưởng. Theo VSA, giá phôi thép sau khi tiếp tục đà tăng hồi đầu tháng 3 đến nay cũng đã giảm khoảng 10 USD/tấn, hiện còn 430-440 USD/tấn, trong khi thép cuộn cán nóng cũng giảm 34 USD/tấn so với hồi đầu tháng 3, hiện chỉ còn 475-480 USD/tấn. Nếu như năm 2016, thị trường tiêu thụ thép tăng đến 23% thì trong quý I đầu năm, mức tăng trưởng chỉ còn 6,5%, tức thấp hơn một nửa so với kỳ vọng của doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh các rủi ro về cạnh tranh, một nguy cơ đáng lo ngại hơn là Việt Nam có thể trở thành bãi rác, thụ hưởng các công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường từ các đối tác láng giềng mà bài học của Formosa vẫn là nỗi đau nhức nhối. “Việt Nam phải chú ý đến công nghệ, nếu cho phép nhập khẩu công nghệ, chỉ cho phép nhập khẩu công nghệ đúng, phù hợp với mình để không trở thành bãi rác công nghệ cũ của Trung Quốc”, Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây kiến nghị.

Theo Nhịp cầu đầu tư

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng