DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Ngành xi măng đang bước vào cuộc cạnh tranh mới

16/04/2015 - 05:40 CH

Theo đánh giá của đa số các CEO xi măng, thì ngành này đang bước vào cuộc cạnh tranh mới: Cuộc cạnh tranh của làm chủ công nghệ và quản trị DN. Trong cuộc đua này, các nhà sản xuất năng lực yếu kém sẽ khó có cơ hội tồn tại.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện cả nước có 75 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay vận hành với tổng công suất thiết kế là 80,96 triệu tấn, công suất huy động khoảng 73 - 74 triệu tấn. Các nhà máy chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung. Tại miền Nam, tổng công suất thiết kế cho khu vực này khoảng 14 triệu tấn/năm, trong khi năng lực tiêu thụ đạt khoảng 23 triệu tấn. Như vậy, trong năm 2014 và 2015, dự kiến nguồn xi măng cần đưa từ Bắc vào Nam khoảng 8 - 9 triệu tấn.

Ông Hoàng Xuân Vịnh, Tổng giám đốc CTCP Xi măng Cẩm Phả nhận định: “Nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng tại phía Nam không sẵn có và dồi dào như miền Bắc và miền Trung. Nếu đầu tư các nhà máy xi măng phía Nam tại thời điểm này hiệu quả không lớn vì suất đầu tư cao. Trừ những nhà máy đã có sẵn thị trường và vùng nguyên liệu thì họ có thể mở rộng sản xuất”.



Trên thực tế, khi tiêu thụ trong nước tăng lên, các nhà sản xuất tính ngay đến phương án tiêu thụ nội địa và giảm dần xuất khẩu. Trừ những nhà máy không “chiếm” nổi thị trường trong nước đành “mang chuông đi đánh xứ người” mà thôi. Chẳng hạn như Xi măng Cẩm Phả đã tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa từ 1,19 triệu tấn trong năm 2012 lên 1,9 triệu tấn trong năm 2015. Hiện Cẩm Phả là một trong những thương hiệu xi măng có sản lượng tiêu thụ lớn tại phía Nam, có mặt tại các dự án bất động sản của lớn VinGroup, Đại Quang Minh… cùng với hàng loạt các công trình đê biển.

Tận dụng lợi thế sẵn có tại thị trường phía Nam, vừa qua Xi măng FICO đã được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dây chuyền 2 có công suất tương đương dây chuyển 1 (1,4 triệu tấn/năm). Trao đổi với Đầu tư Bất động sản về lý do khởi động dây chuyền 2, ông Hoàng Cảnh Nguyễn, Tổng giám đốc FICO cho biết: “Công ty đã có sẵn hạ tầng từ dây chuyền 1 như nơi làm việc, giao thông, thị trường… FICO là một trong số ít nhà máy làm ăn hiệu quả trong điều kiện thị trường dư nguồn cung với mức tiêu thụ tăng bình quân 10% sau chưa đầy 5 năm sản phẩm có mặt trên thị trường.”

Xi măng FICO khó khăn hơn các nhà máy khác ở việc khai thác nguyên liệu ngầm nhưng bù lại hơn hẳn về giải pháp tài chính, quản trị doanh nghiệp cũng như việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Đây cũng là lợi thế nổi trội của công ty này trong bài toán đầu tư dây chuyền 2. Hơn nữa, sự có mặt của Xi măng FICO tại Tây Ninh đã làm thay đổi diện mạo vùng kinh tế nơi cực Tây Nam Tổ quốc nên dự án được chính quyền và người dân ủng hộ cao.

Nhưng việc đầu tư dây chuyền 2 Xi măng FICO có làm ảnh hưởng đến thị trường của các nhà sản xuất khác hay không? Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết: “Mỗi nhà sản xuất đều hoạch định và tính toán cho mình chiến lược riêng. VICEM ngoài nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh hiệu quả vẫn đảm nhận thêm trách nhiệm bình ổn thị trường, cho dù Chính phủ đã giao cho VICEM quyền tự chủ trong kinh doanh. VICEM Hà Tiên vẫn là đơn vị tiêu thụ chủ đạo không chỉ của VICEM mà còn cả thị trường phía Nam. Việc FICO có thêm dây chuyền là tăng năng lực sản xuất tại phía Nam, góp phần tăng sản lượng là điều tốt cho thị trường”.

Tổng giám đốc VICEM Trần Việt Thắng cũng xác nhận, Tổng công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh, trong đó tập trung cho tiêu thụ và không đầu tư thêm các dự án có suất đầu tư cao. Dù thị trường tiêu thụ trong nước ổn định, nhưng VICEM vẫn mở rộng thị trường xuất khẩu đề phòng tiêu thụ nội địa gặp khó.

Trên lĩnh vực xuất khẩu, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ông Nguyễn Quang Cung cho biết: “Các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng đã biết bắt tay nhau, đoàn kết để giảm bớt cạnh tranh nội bộ, giảm giá bán vô tội vạ”.

Trên lĩnh vực xây dựng, phía Nam đang có sự góp mặt của nhiều dự án, nhiều đại công trình sẽ được khởi công cho những năm tiếp theo nên về cơ bản thị trường xi măng sẽ không có nhiều biến động. Nguồn cung vẫn tiếp tục được đưa từ phía Bắc và miền Trung vào phục vụ.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của đa số các CEO xi măng, thì ngành này đang bước vào cuộc cạnh tranh mới: Cuộc cạnh tranh của làm chủ công nghệ và quản trị DN. Trong cuộc đua này, các nhà sản xuất năng lực yếu kém sẽ khó có cơ hội tồn tại. 

Theo ĐTCK

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng