DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Nhà máy Xi măng Đại Việt có nguy cơ bị đóng cửa

17/07/2019 - 10:44 SA

Chỉ hoạt động chưa đầy 3 năm, nhà máy nghiền xi măng Đại Việt - Dung Quất buộc phải đóng cửa từ tháng 5/2015 đến nay vì người dân ngăn cản, không cho phương tiện ra vào chuyên chở vật tư, vật liệu.
Lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu

Nhà máy nghiền Xi măng Đại Việt - Dung Quất (Xi măng Đại Việt), tiền thân là dự án Nhà máy nghiền clinker Dung Quất, do Công ty CP Xây dựng, Vật liệu và Đầu tư Đại Việt (nay là Công ty CP Xi măng Miền Trung) làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp phía Đông Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.


Từ tháng 6/2012, nhà máy chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, do quá gần khu dân cư hiện hữu, tiếng ồn và khói bụi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, người dân trong khu vực đã nhiều lần tụ tập, dựng lều, lán trại trước cổng nhà máy, ngăn cản không cho phương tiện ra vào nhà máy.

Sau khi người dân phản ánh về bụi, tiếng ồn, Công ty CP Xi măng Miền Trung đã sớm tiếp hành các giải pháp khắc phục, cải tiến thiết bị, nâng cấp công nghệ xử lý môi trường tại Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất; chuẩn bị chạy thử hệ thống để thực hiện quan trắc môi trường, kiểm tra và công khai kết quả cho nhân dân, làm cơ sở đó đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường để nhà máy hoạt động. Tuy nhiên, mỗi lần có xe chở nguyên vật liệu ra vào nhà máy là lập tức người dân lại phản đối.

Ông Lưu Vũ Cầm - Giám đốc Nhà máy Xi măng Đại Việt - Dung Quất bức xúc: “Nếu không có nguyên liệu, không chạy thử thì làm sao quan trắc về môi trường, làm sao khẳng định nhà máy gây ô nhiễm?”.

Ông Cầm cũng cho hay, đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của nhà máy xi măng Đại Việt đã lên đến 139,5 tỷ đồng, vượt vốn chủ sở hữu gần 10 tỷ đồng. Nhà máy không hoạt động được, hàng trăm công nhân đã nghỉ việc. Những nhân sự còn lại đang được Công ty Bỉm Sơn - Công ty chiếm Cổ phần chi phối -  hỗ trợ lương và chi phí để “cầm hơi”. Trong khi đó máy móc qua thời gian cứ dần han rỉ, hư hỏng.

Di dời dân là phương án hợp lý nhất?

Sống sát bên nhà máy xi măng Đại Việt, bà Nguyễn Thị Vân (thôn Tân Hy) than phiền: "Lẽ ra chính quyền tỉnh phải tổ chức di dời dân trước khi cấp đất xây dựng nhà máy. Mà ở đây đâu chỉ có riêng Đại Việt, còn có nhiều nhà máy khác nữa, khi hoạt động thì gây tiếng ồn, bụi bặm, rồi mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng...".


Còn ông Phạm Tấn Lộc (thôn Sơn Trà) lại bày tỏ: "Chúng tôi chỉ mong được di dời đi nơi khác, sống ở nơi quy hoạch khu công nghiệp nhiều nhà máy như thế này, ai cũng lo lắng vì môi trường sống bị ô nhiễm".
 
doithuong247
Nhà máy Xi măng Đại Việt.

Ông Nguyễn Thanh Vũ - Chủ tịch UBND xã Bình Đông cho biết: Năm 2012, nhà máy Xi măng Đại Việt đi vào hoạt động, đồng thời tập đoàn Sembcorp của Singapore triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Semcorp Dung Quất tại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2,5 tỷ USD, xây dựng trên diện tích 134ha ở phía Tây Nhà máy đóng tàu Dung Quất thuộc khu công nghiệp phía Đông Dung Quất (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn), ngay cạnh nhà máy Xi măng Đại Việt hiện tại.

“Tuy nhiên, sau khi khảo sát, tiến hành áp giá đền bù để chuẩn bị di dời dân, thì nhà máy dừng triển khai. Người dân trước đó đã chuẩn bị giải tỏa di dời, bỗng nhiên bị hủy bỏ, phải sống chung với khói, bụi, tiếng ồn… do sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng”, ông Vũ nói.

Ông Nguyễn Đăng Lộc - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi khẳng định: “Muốn người dân đồng thuận, nhà máy hoạt động trở lại, cách tốt nhất là di dời dân ra khỏi khu vực đã quy hoạch khu công nghiệp".

Ông Nguyễn Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho biết: “Từ đầu năm 2018 đến nay, đã 3 lần Văn phòng Chính phủ có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu sớm giải quyết các vấn đề liên quan để nhà máy xi măng Đại Việt hoạt động trở lại theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình”.

Cụ thể vào ngày 4/1/2018, trong cuộc họp về giải quyết một số vấn đề liên quan đến Nhà máy xi măng Đại Việt - Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có ý kiến kết luận, chỉ đạo, nêu rõ: Để giải quyết dứt điểm kiến nghị của các hộ dân đang sinh sống trong khu công nghiệp và đảm bảo đời sống ốn định, lâu dài của nhân dân, không bị ảnh hưởng bởi khu công nghiệp, cần có giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, không chỉ riêng đối với Nhà máy xi măng Đại Việt, mà còn các nhà máy khác, nên cần được xử lý tổng thể vấn đề về an toàn môi trường đối với các nhà máy đang hoạt động trong khu vực. 

Về lâu dài, cần thực hiện di dời các hộ dân đển nơi ở mới theo quy hoạch… Chính quyền địa phương cần xây dựng lộ trình, kế hoạch, phương án cụ thể cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân đến nơi ở mới; tìm kiếm quỹ đất, nguồn kinh phí thực hiện, các giải pháp thu hút đầu tư. Việc di dời các hộ dân sẽ tạo thêm quỹ đất để các doanh nghiệp khác vào đầu tư nên cần có các giải pháp để thu hút đầu tư khu vực này.

Cho đến nay chính quyền và ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi vẫn loay hoay, bế tắc không tìm được hướng giải quyết thỏa đáng, để nhà máy xi măng hoạt động trở lại.

“Di dời dân (khoảng 2.000 hộ) ở khu vực này, tối thiểu cũng phải mất 1.000 tỷ đồng, tỉnh không biết kiếm đâu ra?", ông Nguyễn Đăng Lộc - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Về kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đối với việc khắc phục, cải tiến thiết bị, nâng cấp công nghệ xử lý môi trường, quan trắc môi trường của nhà máy, để có câu trả lời xác đáng, hàng chục lần chúng tôi liên lạc với ông Đỗ Minh Hải - Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ngãi, nhưng khi thì ông bận họp, đi công tác, khi thì bảo gặp cấp phó, nhưng cấp phó trả lời phải có chỉ đạo từ Giám đốc.

VLXD.org (TH/ KTĐT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng