DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch không nung đóng cửa

13/08/2020 - 05:02 CH

Vốn đã khó khăn khi phải cạnh tranh với gạch nung để tìm chỗ đứng trên thị trường, đại dịch Covid-19 ập đến đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch không nung gục ngã.
Cú đấm bồi mang tên Covid-19

Vật liệu xây dựng nói chung và gạch không nung nói riêng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ dịch Covid-19. Đặc biệt, với gạch không nung, vốn đang yếu ớt và đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường, thì việc cơn bão mang tên Covid-19 ập đến khiến nhiều doanh nghiệp bị gục ngã.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng. Từ đầu năm đến nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng đều có xu hướng giảm, trong đó lĩnh vực kính xây dựng và gạch ốp lát có sản lượng tiêu thụ và sụt giảm mạnh nhất (tương ứng là 61,5% và 52,2% so với cùng kỳ năm 2019).

doithuong247
Covid như cú đánh bồi hạ knock out nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch không nung.

Đối với thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, do dịch bùng phát ở hầu hết các nước, việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia có dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới, hợp đồng cũ thực hiện chậm, chi phí giá thành tăng, thời gian lưu kho bãi kéo dài, nhân công bốc xếp, vận tải hàng hóa bị đình trệ…

“Do lượng tiêu thụ chậm, các tháng đầu năm 2020, một số doanh nghiệp đã buộc phải giảm giá bán từ 10 - 12% so với cuối năm 2019. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động giảm sản lượng sản xuất để hạn chế tồn kho sản phẩm”, ông Bắc cho hay.

Theo đại diện Tập đoàn Gạch men Hoàng Gia, sản phẩm tiêu thụ của Công ty trong nửa đầu nay năm giảm mạnh. Trong đó, thị trường các tỉnh phía Nam giảm 20%, miền Trung giảm 30 - 40%, còn ở miền Bắc giảm từ 40 - 50%, thậm chí một số tỉnh đến 80%.

Là thương hiệu hàng đầu về sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng Tổng công ty Viglacera cũng khó tránh khỏi những khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Theo doanh nghiệp này, thời gian qua, nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất bị thiếu hụt. Không những thế, việc xuất khẩu vốn đang theo quy trình rất “trôi chảy” cũng gặp khó khăn. Kết quả sản xuất - kinh doanh lẫn khâu tiêu thụ, phát triển thị trường đều bị ảnh hưởng nhiều.

Với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung, khó khăn còn nặng nề hơn. Tiết lộ với Báo Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Văn Sáu, Công ty TNHH Kỹ thuật và Thương mại Trường Hải (chuyên sản xuất các loại vật liệu xây không nung) cho biết, khoảng 5 năm trước, ông đã đầu tư cả chục tỷ đồng mua dây chuyền sản xuất gạch không nung công nghệ Đức. Tuy nhiên, hiện nay đã đóng cửa, chuyển đổi vì không có chỗ đứng trên thị trường. Thời gian gần đây, khi thị trường gạch không nung dần có uy tín, công ty đang định tái khởi động sản xuất, thì lại gặp dịch Covid-19, khiến kế hoạch tiếp tục bị đổ vỡ.

Tương tự, trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Đào Anh Đức, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vật liệu không nung Lâm Việt (Phú Thọ) cho biết, trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh, khiến ngành sản xuất gạch không nung đang rơi vào trạng thái “ngàn cân treo sợi tóc”.

Từ đầu năm đến nay, kinh doanh không có lãi, doanh nghiệp cố duy trì để giữ mối hàng và vì công nhân. Tuy nhiên, trận dịch Covid lần hai này khiến tiềm lực của Công ty thực sự cạn kiệt.

Cùng tâm trạng này, ông Trần Thanh Minh, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Toàn Cầu cho biết, thị trường gạch không nung trong trạng thái xã hội bình thường đã khó tiêu thụ, giờ gặp dịch lại càng khó hơn. Nếu như 5 tháng trước, lượng tiêu thụ giảm khoảng 70%, thì hiện tại tất cả các giao dịch đã “dậm chân tại chỗ”.

Ngậm ngùi đóng cửa công ty

Bộ Xây dựng đã nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nửa đầu năm chỉ là bước đầu, nếu tình hình dịch bệnh không sớm được khống chế, nguy cơ một số doanh nghiệp phải dừng sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra, kéo theo hàng vạn lao động sẽ phải nghỉ việc.

Thực tế, theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch không nung phải đóng cửa.

“Công ty anh đóng cửa công ty từ 1/8 rồi chú ạ”, ông Trần Thanh Minh ngậm ngùi khi phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản hỏi về tình hình doanh nghiệp.

Là một trong những công ty chuyên sản xuất gạch không nung lớn, có thâm niên hàng chục năm với công suất 120 triệu viên/năm và khoảng hơn 50 công nhân, có mức lương trung bình từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/tháng, nhưng hiện Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Toàn Cầu đã buộc phải đóng cửa vô thời hạn, đợi tình hình dịch bệnh ổn định hoàn toàn.

Ông Minh chia sẻ, ông đã tìm mọi cách để cứu Công ty, duy trì hoạt động để tạo công ăn việc làm cho công nhân, thậm chí ông đã bán cả 2 khu đất với gần 10 tỷ đồng để lấy tiền cho Công ty duy trì hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Minh, tiền bơm vào doanh nghiệp lúc này như “muối bỏ bể”. Bởi thị trường tiêu thụ kém, các đơn hàng nợ đọng nhiều, trong khi để duy trì hoạt động, Công ty phải trang trải nhiều loại chi phí như lãi vay ngân hàng, tiền lương công nhân, quản lý doanh nghiệp… khiến công ty kiệt quệ.

Cũng tâm trạng này, ông Đào Anh Đức cho biết: “Hiện tại, Công ty hoạt động gần như không có lợi nhuận. Chúng tôi đang bơm vốn để cố duy trì hoạt động, nhưng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay, chúng tôi đã lên phương án đóng cửa. Mặc dù rất đau xót vì không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà còn người lao động, nhưng không còn cách nào khác”.

Trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư Bất động sản, ông Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết: “Thực ra, ngành vật liệu xây dựng không nung nói chung, trong đó có gạch xây không nung không phải vì dịch bệnh mới gặp khó, mà bản thân nội tại sản phẩm này đã có nhiều hạn chế về chất lượng chưa khắc phục được, khiến người tiêu dùng e dè sử dụng. Điều đó khiến sản phẩm gạch không nung khó tiếp cận được thị trường. Và khi đã yếu lại gặp ‘bão Covid-19’, thì đương nhiên sẽ khó trụ vững”.

Theo ông Sâm, sau này khi dịch bệnh được kiểm soát, nhưng nếu gạch không nung không tự làm mới mình, hoàn thiện mình về chất lượng, thì cũng khó nhận được sự chấp thuận của người tiêu dùng. Vì chất lượng chính là thước đo, niềm tin, là cầu nối tốt nhất của người tiêu dùng đến gạch không nung.
 
VLXD.org (TH/ Đầu tư BĐS)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng