DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

SCG và tham vọng thống lĩnh ngành vật liệu xây dựng Việt Nam

07/07/2017 - 03:04 CH

Đặt chân vào Việt Nam cách đây 25 năm, Tập đoàn xi măng Siam (SCG) của Thái Lan nhanh chóng gây chú ý trên thị trường bởi hàng loạt thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là vật liệu xây dựng.
Tài sản không ngừng tăng

SCG được thành lập vào năm 1913 theo sắc lệnh hoàng gia do Vua Rama VI ban hành với mục đích sản xuất xi măng – là vật liệu xây dựng chính cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Thái Lan.

Sau hơn một thế kỷ phát triển, đến nay SCG là một doanh nghiệp đa ngành, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính là hóa dầu, bao bì, xi măng - vật liệu xây dựng. Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, vốn hóa và tài sản không ngừng tăng lên, SCG hiện là một trong những tập đoàn lớn hàng đầu Thái Lan và khu vực Đông Nam Á.
 
doithuong247
SCG hiện là một trong những tập đoàn lớn hàng đầu Thái Lan và khu vực Đông Nam Á.

Tính đến ngày 31/3/2017, tổng tài sản của SCG đạt 374.780 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản của SCG tại khu vực Đông Nam Á (không bao gồm Thái Lan) là 91.429 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992. Hiện tại, SCG có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tổng giá trị tài sản 32.299 tỷ đồng và hơn 8.300 nhân viên.

Nhận thấy thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội, trong những năm qua SCG không ngừng rót vốn đầu tư. Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào các dự án, tập đoàn Thái Lan này còn thâu tóm nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực của Việt Nam thông qua con đường mua bán sáp nhập.

Thâu tóm không mệt mỏi

Vào đầu tháng 3/2017, sau việc thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp Việt, SCG lại một lần nữa gây xôn xao thị trường khi công bố mua lại 100% vốn cổ phần của Công ty vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM). Giá trị doanh nghiệp trong giao dịch này trị giá 440 triệu USD.

Theo thông tin từ SCG, dây chuyền sản xuất của VCM có công suất 3,1 triệu tấn một năm. Sau khi thực hiện giao dịch này, tổng công suất xi măng của SCG trong khối ASEAN (không bao gồm Thái Lan) tăng lên 10,5 triệu tấn, cùng với công suất 23 triệu tấn hiện tại ở Thái Lan.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều thương vụ mua bán sáp nhập của SCG thực hiện tại Việt Nam.Trước đó, hàng loạt thương vụ thâu tóm khác cũng đã diễn ra. Đình đám và lớn nhất phải kể đến vụ thâu tóm Prime Group.

doithuong247
Trụ sở chính của Prime Group trong khu công nghiệp Bình Xuyên tại Vĩnh Phúc

Theo đó vào cuối tháng 12/2012, SCG đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần Công ty CP Prime Group với giá khoảng 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng ). Với 6 nhà máy sản xuất gạch công suất 75 triệu m2 mỗi năm, Prime Group là nhà sản xuất gạch lát sàn lớn thứ 5 thế giới và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam (chiếm 20% thị phần).

Tại thời diểm đó, việc mua lại Prime Group được đánh giá không chỉ giúp SCG tăng sự hiện diện tại thị trường Đông Nam Á mà quan trọng hơn, đã giúp tập đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất thế giới, với sản lượng kỷ lục là 225 triệu m2/năm.

Năm ngoái, nhiều thông tin cũng cho rằng Tập đoàn Thái Lan này đã lên kế hoạch mua tiếp 15% cổ phần còn lại của Prime Group với giá khoảng 61,2 triệu đô la Mỹ. Nếu được tiến hành, điều này có nghĩa SCG sẽ nâng tỷ lệ sở hữu trong Prime Group lên 100%, chuyển thành doanh nghiệp hoàn toàn bằng vốn đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan SCG.

Liên quan đến mảng vật liệu xây dựng, năm 2011, SCG cũng đã mua lại Công ty sản xuất xi măng Bửu Long tại Đồng Nai và đầu tư thêm 5,5 triệu đô la Mỹ để nâng công suất lên 200.000 tấn xi măng/năm.

Còn ở thị trường ống nhựa xây dựng, các công ty thành viên thuộc SCG đã mua lại hơn 22% cổ phần của Công ty CP nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và gần 17% của Công ty CP nhựa Bình Minh. Đây là hai doanh nghiệp sản xuất ống nhựa PVC hàng đầu của Việt Nam với thị phần trên 50%.

Đó là chưa kể thương vụ mua lại 80% cổ phần của Công ty CP Bao bì nhựa Tín Thành (Batico), với giá khoảng 44,4 triệu USD.

Ngoài ra, SCG cũng đang nắm giữ cổ phần tại hàng chục doanh nghiệp khác như Liên doanh Việt – Thái Plastchem, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Vật liệu nhựa Minh Thái,…

doithuong247
Tập đoàn Thái SCG vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội để thực hiện các thương vụ đầu tư tại Việt Nam

Đến nay, SCG đã đầu tư hàng trăm triệu đô la Mỹ vào Việt Nam. Tập đoàn này cũng cho biết, đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án khác để nâng số tiền đầu tư lên đến 1 tỷ USD trong năm nay.

Điều đó cũng có nghĩa, danh sách các doanh nghiệp Việt bị SCG thâu tóm có thể sẽ tiếp tục dài thêm.

Theo Cafeland
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng