Dự án Xi măng Đô Lương đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 1461 ngày 27/9/2005, có tổng mức đầu tư 1.738,9 tỷ đồng được triển
khai từ năm 2007, do 4 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
(Lilama), Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4),
Tổng công ty Xây dựng số 1 (CCNo1) và CTCP Xi măng Cầu Đước. Tất cả hợp
thành CTCP Xi măng Đô Lương với vốn điều lệ 450 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian góp vốn, Cienco 4 và CTCP Xi măng Cầu Đước
đã lần lượt rút khỏi Dự án, đồng thời Lilama rút khỏi vị trí cổ đông chi
phối, và nhường vị trí này cho Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD).
Tiếp sau đó, CCNo1 và Lilama cũng lần lượt có văn bản xin rút khỏi tư
cách cổ đông sáng lập của Dự án trong năm 2010 và 2011.
Do thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp, các cổ đông hiện hữu đã
báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng xin thoái vốn không tiếp tục đầu tư và
chuyển nhượng dự án.
Sau khi có ý kiến của các bộ và địa phương, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã xin tiếp nhận dự án, và tại Công văn 2321 ngày 7/4/2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đồng ý cho phép chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại Công ty CP xi măng Đô Lương theo phương thức thỏa thuận.
The Vissai chính thức sở hữu Xi măng Đô Lương và đổi tên thành Xi măng Sông Lam
Với việc chính thức sở hữu Xi măng Đô Lương và sự đồng ý cho phép của Chính phủ, chấp nhận bổ sung quy hoạch nâng
công suất Nhà máy xi măng Đô Lương theo 2 giai đoạn, với tổng công suất từ 910.000 tấn lên thành 6 triệu tấn/năm.
Cụ thể, giai đoạn 1 từ năm 2015 - 2016, Tập đoàn The Vissai sẽ đầu tư Nhà máy với quy mô 6.000 tấn Clinker/ngày, tương đương 4 triệu tấn
clinker/năm. Giai đoạn 2 từ năm 2017 - 2018 có quy mô công suất 2 triệu tấn Clinker/năm.
Như vậy sau khi tiếp nhận xi măng Đô Lương và đổi tên thành Nhà máy Xi măng Sông Lam với tổng công suất thiết kế là 6 triệu tấn Clinker/năm, The Vissai sẽ có 8
dây chuyền sản xuất Clinker và xi măng chất lượng cao phục vụ cho thị trong nước và
xuất khẩu.
VLXD.org