DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Cám cảnh hàng tồn

30/08/2012 - 10:43 SA

Có lẽ chưa có bất kỳ thời điểm nào tình trạng khó khăn lại chồng chất khó khăn lên các DN sản xuất VLXD như thời điểm hiện nay. “Chúng tôi đã oằn lưng vì cùng lúc phải cõng cả khó khăn từ 2 đầu dồn lại: Đầu vào thì chi phí tăng đột biến, đầu ra vừa teo tóp do không bán được hàng, vừa hạ giá đến không thể thấp hơn được nữa”, đại diện một DN sản xuất VLXD chán nản cho biết.


Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đến hết tháng 8/2012, tiêu thụ xi măng giảm 8 - 10% so với cùng kỳ 2011 trong khi lượng sản xuất đã giảm khoảng 5%. Còn theo Hiệp hội VLXD, tồn kho kính xây dựng là 50 triệu m2. Tương tự tồn kho gạch ốp lát lên đến 50 triệu m2, đồng nghĩa với nó rất nhiều nhà máy phải dừng một vài dây chuyền. Có nhà máy ngưng hẳn việc sản xuất vì không tiêu thụ được hàng.


Đại diện các DN lớn về sản xuất gạch ngói, kính, vật liệu xây dựng cũng không vui vẻ gì khi cho biết dù sản xuất đã co cụm, công suất máy duy trì ở mức tối thiểu nhưng tồn kho vẫn rất cao. Tìm hiểu được biết, dù cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu để tìm kiếm dòng tiền nhưng cũng chưa bao giờ giá xuất khẩu lại rớt thê thảm đến như hiện nay, có khi chỉ bằng 60% giá thành! “Kinh doanh kiểu này chẳng khác gì uống thuốc độc một cách miễn cưỡng, vì để tồn kho cũng chết mà càng bán nhiều cũng càng chóng chết”, giám đốc một DN VLXD thừa nhận.

Trong lĩnh vực bê tông khí chưng áp - một mặt hàng sản phẩm mới - tưởng rằng thị trường sẽ “dễ thở” hơn nhưng đáng tiếc là, chỉ khoảng 1-2 nhà máy hoạt động trong tình trạng cầm chừng. Số còn lại gần như “dậm chân” tại… vạch xuất phát! Lượng tồn kho lên đến 1,5 tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn.

Trong lĩnh vực kính xây dựng, nếu như có ¾ nhà máy kính cán phải dừng hẳn sản xuất, cá biệt chỉ còn Nhà máy Kính Đáp Cầu hoạt động cầm chừng, thì 4 Cty kính nổi tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn. ViFG thì tranh thủ dừng lò để sửa chữa nguội nhưng thực chất để cắt lỗ phát sinh từ sản xuất, một mặt tìm cách bán hàng nhưng trong khi con đường xuất khẩu khá bi quan thì giá bán trong nước cũng chỉ ở mức hòa vốn. Còn Liên doanh VFG cũng trong tình trạng không có gì lạc quan khi đầu ra gần như bị ách tắc.

Với một số DN sản xuất VLXD đã đầu tư hệ thống máy móc dây chuyền thiết bị công suất lớn, tình hình bi quan hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây, công suất lớn cộng với yếu tố máy móc đời mới là nền tảng để DN tăng tốc trong cuộc cạnh tranh với những ưu thế vượt trội thì nay, nguồn sức mạnh từ hệ máy công suất lớn lại trở thành… gánh nặng bất đắc dĩ.

“Nhiều người cứ chất vấn chúng tôi, liệu có thể còn lối thoát nào đó, chẳng hạn như hiệu chỉnh lại dây chuyền sản xuất nhằm tiết giảm hơn nữa chi phí đầu vào. Nói như thế là chưa hiểu đúng thực chất tình trạng khó khăn hiện nay là hàng làm ra nhưng không có đầu ra” - bất cứ DN VLXD nào được hỏi về vấn đề này đều có chung một câu trả lời như vậy. “Tồn kho của tôi khoảng 60 tỷ đồng!”. “Thế thôi sao, vậy là các anh còn may chán. Tồn kho của tôi xấp xỉ 100 tỷ đồng cơ”..vv và vv. Đó là những con số chúng tôi ghi lại chớp nhoáng từ một cuộc trò chuyện mà dường như các DN chẳng còn muốn che giấu.

Chiếu theo quy luật vận hành của nền kinh tế, quy luật “tiền - hàng - tiền” dường như đang bị lung lay. Một số hợp đồng dạng “hàng đổi hàng” tưởng như đã lỗi thời - nghĩa là sản phẩm của DN này đổi lấy sản phẩm của DN khác vì cả đôi bên cùng thiếu tiền dường như bắt đầu có đất diễn. Trước mắt có thể coi đó là giải pháp cứu cánh tạm thời, nhưng nếu kéo dài quá lâu DN sẽ mất khả năng thanh toán nợ với các tổ chức tín dụng đã cho vay đầu tư. Cùng với đó là những hệ lụy như gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các DN vừa tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ.

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì đầu tư công, đầu tư tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài đều giảm mạnh trên phạm vi toàn quốc. Trong khi chưa có tín hiệu “đèn xanh” giải cứu từ chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, trong khi nguồn lực của các DN đang dần cạn kiệt thì đương nhiên những kho hàng “chất đầy đến nóc” cứ đua nhau mọc lên cho thấy DN không chỉ “oằn lưng” với chiếc đòn gánh hai đầu mà còn tiến thoái lưỡng nan với những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng