DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Đẩy mạnh xuất khẩu vật liệu xây dựng

11/01/2011 - 11:36 SA

Giai đoạn 2010-2020 là giai đoạn ngành vật liệu xây dựng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục tiêu đạt tỷ lệ khối lượng xuất khẩu trên 30% sản lượng của từng nhóm sản phẩm.


Sản xuất kính xây dựng


Theo Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, trong những năm gần đây năng lực sản xuất một số mặt hàng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đã vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp nước ta đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm VLXD ra nước ngoài.

Chưa khai thác hết tiềm năng

Đi đầu trong xuất khẩu VLXD là các sản phẩm thuộc lĩnh vực gốm sứ xây dựng. Hơn 5 năm qua nhiều công ty đã nỗ lực tìm kiếm thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chào hàng ra nước ngoài để xây dựng thị trường xuất khẩu như Tổng công ty Viglacera, Vinaconex, Công ty Hoàng Gia, Taicera, Hồng Hà, Mỹ Đức Đồng Tâm...

Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua từng năm, năm 2009 đạt 276 triệu USD, năm 2010 đạt khoảng 310 triệu USD, tăng hơn 19% so với năm 2009. Tới nay các sản phẩm gốm sứ xây dựng Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục và hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Lĩnh vực kính xây dựng cũng có bước đột phá mạnh mẽ khi chỉ trong 3 năm gần đây sản lượng kính sản xuất và xuất khẩu cũng tăng với tốc độ cao. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 368 triệu USD, tăng 34% so với năm 2009.

Trong lĩnh vực sản xuất xi măng, Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng đây là giai đoạn khởi đầu đầy khó khăn cho việc xuất khẩu clinke cũng như xi măng vì sản phẩm VLXD có trọng lượng lớn, giá vận tải cao, trong khi đó thị trường xuất khẩu lại xa nên chi phí vận tải lớn. Tuy các nhà máy xi măng chỉ mới bắt đầu tìm kiếm, xây dựng thị trường xuất khẩu nhưng cũng đã xuất khẩu được 0,75 triệu tấn.

Theo ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, việc xuất khẩu các sản phẩm VLXD của nước ta chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tuy Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng xuất khẩu VLXD nhưng trong giai đoạn vừa qua còn nhiều bất cập cần khắc phục cả về cơ chế chính sách, cả về phía doanh nghiệp sản xuất kinh doanh … trong lĩnh vực này.

Tích cực tìm “lối ra” cho sản phẩm VLXD

Trong những năm qua ngành sản xuất VLXD đã không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại để làm ra các sản phẩm không những đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước mà còn đạt tới chất lượng quốc tế nhằm xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm.

Hiện nay năng lực sản xuất của các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ và kính xây dựng đã vượt từ 25-35% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra ngoài là điều cần thiết.

Vụ Vật liệu xây dựng cho biết định hướng cho việc xuất khẩu VLXD trong giai đoạn tới đã được xác định rất rõ. Theo đó, về thị trường, ngoài các thị trường sẵn có của mình, các công ty cần đầu tư cho việc nghiên cứu sâu các thị trường như châu Phi, châu Mỹ, châu Á như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thị trường Trung Đông ...

Về định hướng sản phẩm, cần tập trung các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng cao cho các thị trường khó tính như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Đồng thời xúc tiến tìm loại sản phẩm có chất lượng phù hợp tiếp cận vào các thị trường trung bình ở Nga, Thái Lan và các nước châu Phi.

Tăng cường đầu tư thiết bị, công nghệ gia công để làm ra các sản phẩm cuối cùng, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, bán sản phẩm chưa hoàn chỉnh để từng bước nâng giá trị của hàng hoá xuất khẩu tại Việt Nam. Ví dụ với đá granit cần đầu tư công nghệ xẻ đá, mài đá để xuất khẩu các sản phẩm ốp lát, hạn chế tối đa xuất khẩu đá tấm, đá phiến. Với kính xây dựng nên đầu tư công nghệ gia công sau kính để xuất khẩu các sản cuối cùng là có giá trị kinh tế cao hơn.

Cũng theo ông Phạm Văn Bắc cũng cần phải đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm tối đa các thủ tục không cần thiết, đẩy mạnh xúc tiến thương mại... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng.

Các doanh nghiệp sản xuất VLXD cần chủ động đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường các nước có nhu cầu nhập khẩu. Tăng cường cải tiến kỹ thuật, đa dạng hoá mẫu mã và chủng loại sản phẩm, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, tăng cường các quá trình quản trị như quản trị nhân lực, sản xuất, quản trị bán hàng để giảm giảm giá thành sản phẩm, tạo cho sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
 

Nguồn: Chính phủ

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng