DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Nguồn cung thép xây dựng bảo đảm tới tháng 7/2011

16/05/2011 - 03:48 CH

Ngày 12/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) để đánh giá diễn biến thị trường thép xây dựng trong những tháng đầu năm, dự báo xu hướng và đề ra biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thép xây dựng.
Nguồn nguyên liệu "gối đầu" không thiếu

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng trong quý 1/2011 tăng khá cao. Các đơn vị trong VSA đã sản xuất hơn 1,3 triệu tấn thép xây dựng, tăng 14,75% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu tính cả sản xuất của các doanh nghiệp ngoài hiệp hội thì tổng sản lượng thép xây dựng cả nước ước đạt hơn 1,5 triệu tấn trong đó sản lượng của Tổng công ty Thép Việt Nam đạt hơn 641.000 tấn, chiếm 42- 43% sản lượng toàn ngành.


Ảnh minh họa

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong quý I/2011 cũng ở mức 1,5 triệu tấn (tiêu thụ thép sản xuất trong nước hơn 1,4 triệu tấn; nhập khẩu 186.000 tấn; xuất khẩu 80.259 tấn).

Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối tháng 3, do tác động của tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó có biện pháp đình, dãn, hoãn một số công trình nên nhu cầu thép xây dựng giảm đáng kể. Vì thế, trong tháng 3 và tháng 4, các công ty tập trung vào xả hàng, tuy nhiên lượng tiêu thụ tháng 3 giảm trên 30% so với tháng 2. Sang tháng 4, mặc dù sản xuất thép xây dựng trong VSA giảm 10,18%, đạt 434.766 tấn, nhưng do một số công ty hạ giá bán nên lượng tiêu thụ tốt hơn, đạt 439.718 tấn, tăng trên 34% so với tháng trước.

Theo ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: Tính tới 30/4/2011, lượng thép tồn ở các công ty là 367.642 tấn, phôi thép tồn 500.000 tấn, đủ gối đầu cho tiêu dùng và sản xuất thép tới tháng 7/2011.

Như vậy có thể thấy, cân đối cung cầu trong quý I bảo đảm và nguồn cung trong quý 2 cũng không thiếu.

Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, trên thực tế, tổng công suất sản xuất thép xây dựng của ngành đã vượt xa nhu cầu thị trường nội địa. Như năm 2010, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước chỉ bằng 80-81% năng lực sản xuất toàn ngành. Trong khi đó, tổng công suất cán thép xây dựng sẽ tiếp tục được nâng từ 7,83 triệu tấn/năm lên gần 9 triệu tấn/năm trong 2011. Do vậy, tới thời điểm này cũng như trong tương lai gần, thị trường thép xây dựng Việt Nam cung vẫn luôn vượt cầu.

Vì sao giá vẫn tăng?

Tiếp theo đà tăng giá trong những tháng cuối năm 2010, thị trường thép nội địa tiếp tục nóng lên trong quý 1/2011. Giá bán thép được điều chỉnh tăng nhiều lần với mức tăng trong quý 1 dao động từ 900.000 đến 1.600.000 đồng/tấn tùy theo từng chủng loại và thương hiệu. Nếu so với thời điểm cuối năm 2010, giá bán thép xây dựng đã tăng 10-18%, khoảng 1.400.000- 2.600.000 đồng/tấn.

Lý giải hiện tượng này, ông Trương Đình Việt- Trưởng phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Thép Việt Nam- cho biết: Trong thời gian trên, giá nhập khẩu nguyên liệu liên tục tăng, giá thép phế đã đạt đỉnh ngay trong tháng 1/2010 với mức 497- 504 USD/tấn. Tính đến cuối tháng 3/2011, giá thép phế nhập khẩu tăng 11% so với tháng 12/2010. Tương tự, giá nhập khẩu phôi thép đạt đỉnh vào tháng 3/2011, phổ biến 666-682 USD/tấn CFR, tăng 13% so với tháng 12/2010 và tăng 37% so cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá nguyên liệu chiếm tới 90% trong cơ cấu giá thép thành phẩm, mà Việt Nam chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu thép phế và khoảng 60% lượng phôi thép bán thành phẩm, nên giá bán nội địa còn phụ thuộc nặng nề vào giá thế giới.

Đó là chưa kể, việc điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá USD/VND từ 11/2/2011, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao (từ 19 đến 21%), rồi giá điện, xăng dầu tăng tuy không tác động nhiều đến giá thành nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ tháng 3/2011 tới nay, trong khi giá nguyên liệu trên thế giới vẫn có xu hướng tăng thì giá thép trong nước lại giảm do ảnh hưởng điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công, thắt chặt chính sách tiền tệ. Do sức tiêu thụ giảm sút mạnh, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá bán thông qua các biện pháp gián tiếp như tăng chiết khấu bán hàng từ 500.000 đến 900.000 đồng/tấn; hỗ trợ vận chuyển; trợ giá cho các công trình (mức trợ giá của Tổng công ty Thép Việt Nam đối với công trình sử dụng trên 500 tấn thép là 300.000 đồng/tấn).

Hệ thống bán lẻ có vấn đề

Theo ông Lê Phú Hưng- Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel): Để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, nhiều năm qua, giá bán thép của các doanh nghiệp VNSteel luôn thấp hơn giá thị trường, thậm chí, có thời điểm trong năm 2008, giá bán thép của VNSteel thấp hơn 2.000.000 đồng/tấn so với giá thị trường. Việc một mình Tổng công ty Thép Việt nam phải gồng mình bình ổn thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm giảm sút năng lực cạnh tranh của VNSteel. Từ năm 2011 tới nay, giá bán thép của công ty mẹ (Tổng công ty Thép Việt Nam) luôn giữ thấp hơn so với giá thị trường 250.000- 600.000 đồng/tấn. Tính ra, với lượng tiêu thụ hơn 112.000 tấn trong quý 1, hiệu quả kinh doanh của Công ty mẹ đã bị giảm hơn 41,7 tỷ đồng do thực hiện nhiệm vụ bình ổn.

Vì thế ông Lê Phú Hưng đề nghị, nếu VNSteel chiếm 26-27% thị phần toàn quốc thì nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung cũng chỉ tương ứng với thị phần đó, chứ VNSteel không thể gánh trách nhiệm bình ổn cho toàn bộ thị trường trong nước.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: Trong nhiều năm qua, Hiệp hội Thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho ổn định thị trường, tuy nhiên phải nhìn nhận là hệ thống phân phối thép hiện đang có vấn đề, vì nguồn cung thép không thiếu, nhưng nguồn cung tại một số địa phương vào một số thời điểm vẫn thiếu hụt dẫn tới giá bán ra tăng vô lý. Hơn nữa, VNSteel giảm giá bán nhưng người sử dụng vẫn phải mua giá cao trên thị trường.

Nguyên nhân trên do hiện nay các doanh nghiệp lớn sản xuất thép ở trong nước, nhất là VNSteel, mới chủ yếu đầu tư phát triển một vài điểm bán buôn, chưa chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ vì thế chưa điều tiết được thị trường, không kiểm soát được giá bán thép của mình ra thị trường. Những hạn chế này không chỉ khiến người mua thép cuối cùng thiệt thòi khi không tiếp cận sát được với giá bán của nhà sản xuất mà còn khiến doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có thể bị doanh nghiệp phân phối nước ngoài dễ bề thôn tính cả hệ thống bán sỉ, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập- Thứ trưởng Thoa cảnh báo.

Vì thế, theo Thứ trưởng, thời gian tới, Tổng công ty Thép Việt Nam cũng như Hiệp hội Thép Việt Nam phải đưa nhiệm vụ xây dựng hệ thống bán lẻ thép xây dựng vào chủ trương, chiến lược và quy hoạch của ngành, đề xuất lên Bộ Công Thương có cơ chế hỗ trợ như Công ty sữa Vinamilk và Công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ).

Thứ trưởng cũng lưu ý, VNSteel và các doanh nghiệp thép cần nghiên cứu việc dự trữ bắt buộc (ngoài phần dự trữ của doanh nghiệp), có sự hỗ trợ lãi suất vốn vay của Nhà nước, để kịp thời tung hàng can thiệp khi xảy ra sốt giá. “Đây là cách làm mới, không chỉ yêu cầu đối với mặt hàng thép xây dựng mà còn đối với một số mặt hàng thiết yếu, vì thế có nhiều ý kiến là điều dễ hiểu”- Thứ trưởng Thoa kết luận.



PA_Nguồn baocongthuong

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng