DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Chưa tự tin và khó chỉ định thiết kế, dự toán khối lượng VLXKN cho công trình

Việt Nam đang có khoảng 2.500 cơ sở sản xuất gạch xây không nung với tổng công suất thiết kế khoảng 15 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm. Sản lượng tiêu thụ vật liệu xây không nung (VLXKN) ngày càng sụt giảm nghiêm trọng. Sản lượng tiêu thụ VLXKN năm 2019 là 4,8 tỷ viên thì đến 11 tháng năm 2023 sản lượng sản xuất VLXKN ước đạt khoảng 2,8 tỷ viên (giảm khoảng 5% so với năm 2022), sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 2,7 tỷ viên (giảm 4,5% so với cùng kỳ 2022).

Quảng Bình tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu xây không nung

Thanh Hóa hiện có 52 dự án đầu tư sản xuất VLXKN khoảng 1.204 triệu viên/năm

doithuong247

Sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng góp phần bảo vệ môi trường

Bộ Xây dựng đã có Thông tư 13/2017 quy định tỉ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Dù quy định bắt buộc công trình trên 9 tầng sử dụng vật liệu không nung nhưng thực tế nhiều công trình chưa tuân thủ các quy định này. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, cần xử phạt nghiêm khắc nhà thầu, đơn vị thi công hay chủ đầu tư không sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng quy định hiện nay.

Giải pháp trong việc triển khai chiến lược phát triển vật liệu xây không nung

Năm 2010 Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) giai đoạn 2010 đến 2020 với mục tiêu chung là phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN để thay thế gạch đất sét nung, giảm thiểu khí phát thải và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Cụ thể là phát triển sản xuất và sử dụng VLXDKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020.

Bình Định: Loay hoay phát triển vật liệu không nung

Dù được khuyến khích phát triển, lợi ích mang lại rõ rệt, song 10 năm qua chương trình phát triển vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn chưa như kỳ vọng. Sản phẩm gạch không nung vẫn loay hoay ra thị trường, nhiều cơ sở sản xuất hoạt động cầm chừng, thậm chí tìm đường chuyển đổi.

Quảng Bình: Tăng tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 14 nhà máy sản xuất gạch bê tông - vật liệu xây không nung, quy mô công suất từ 5 - 30 triệu viên QTC/năm, tổng công suất của các nhà máy trên 180 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

Hà Nam: Nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 18 dự án sử dụng gạch không nung để xây dựng, trong đó điển hình như: Công trình xây dựng trụ sở cơ quan hành chính huyện Thanh Liêm 220 tỷ đồng; công trình cải tạo hạ tầng, cảnh quan Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cơ sở Hà Nam gần 120 tỷ đồng; công trình xây dựng trường chất lượng cao Trường THCS Đinh Công Tráng (Thanh Liêm) 100 tỷ đồng...

Bình Định: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng công trình sử dụng gạch không nung

Ngày 4/10, Sở Xây dựng và Hội Xây dựng tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức Hội thảo "Giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thi công xây dựng công trình có sử dụng gạch không nung (gạch xi măng cốt liệu)" trên địa bàn tỉnh. Hội thảo đã nêu lên thực trạng, quy mô công suất về sản xuất, sử dụng gạch không nung; những hạn chế và giải pháp cho thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng này.

Tăng cường sản xuất, sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Ngày 30/9/2022, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị  số 12/CT-UBND về việc tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng