DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Quản lý đầu tư phát triển và chất lượng sản phẩm hàng hóa VLXD lưu thông trên thị trường

19/02/2020 - 04:53 CH

Ngày 14/2, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 530/BXD-VLXD gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý đầu tư phát triển và chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường.
Trong những năm qua, ngành sản xuất  (VLXD) tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước đồng thời tham gia mạnh mẽ vào thị trường xuất khẩu. Trên một số lĩnh vực (như sản xuất xi măng, kính xây dựng, gạch ốp lát…), Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có sản lượng sản xuất lớn hàng đầu khu vực và thế giới. 

doithuong247

Với thực trạng của ngành VLXD hiện nay, trên một số lĩnh vực sản phẩm, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đã vượt xa so với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, một số lượng sản phẩm VLXD rất lớn được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp VLXD trong nước.

Sau khi Luật quy hoạch 2017 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019, các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, trong đó có các quy hoạch phát triển VLXD đã bị bãi bỏ như: Quy hoạch tổng thế phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014; Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011; Quy hoạch phát triển vật liệu gốm xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020 được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt tại quyết định số 1586/QĐ-BXD ngày 30/12/2014; Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng .

Khi các quy hoạch về sản phẩm hết hiệu lực thì việc đầu tư sản phẩm hàng hóa VLXD sẽ thực hiện theo Luật đầu tư và điều tiết theo cung - cầu của thị trường; chủ đầu tư tự xác định về quy mô, công suất và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Nếu không có định hướng của cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ có thời điểm công suất và sản lượng vượt cao so với nhu cầu của thị trường, giảm hiệu quả đầu tư, gây lãng phí nguồn lực xã hội; ngoài ra việc phân vùng đầu tư không hợp lý dẫn đến có khu vực thì tập trung nhiều cơ sở sản xuất, khu vực không có cơ sở sản xuất, cung vượt cầu sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Do vậy, để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý đầu tư phát triển VLXD và quản lý chất lượng VLXD sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường,  Bộ Xây dựng đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:

1. Về công tác quản lý hoạt động đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng

- Các địa phương cần thực hiện nghiêm nội dung Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý VLXD;

- Triển khai xây dựng kế hoạch, phương án, chiến lược phát triển VLXD phù hợp với Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam và kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của của mỗi địa phương;

- Đối với các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm VLXD chủ yếu: Xi măng, vật liệu ốp lát (ceramic, granit, cotto, đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát tự nhiên), sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa, trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư cần xem xét kỹ về năng lực của chủ đầu tư, cân đối cung cầu chủng loại sản phẩm hàng hóa trên địa bàn và khu vực; đồng thời lấy ý kiến tham vấn của Bộ Xây dựng và thẩm định công nghệ theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Đối với các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm VLXD thông thường (gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung, đá, cát xây dựng...) các địa phương cần tuân thủ theo nội dung được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung,…;

- Đối với các dự án đầu tư mới, đầu tư cải tạo cần lựa chọn công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại; tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng thấp, góp phần tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đối với các dự án đầu tư sản xuất VLXD sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước cần gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu và đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của từng dự án. 

2. Về công tác quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nghiêm Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD để thay thế Thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29/9/2017 về việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với hàng hóa là VLXD có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020; 

- Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, cần tăng cường kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu khi nhập khẩu các loại sản phẩm hàng hoá VLXD theo nội dung Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa VLXD, mã số QCVN 16:2019/BXD, nhằm ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa VLXD không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập vào trong nước;

- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hàng hóa VLXD lưu thông, sử dụng trên thị trường.

VLXD.org (TH/ BXD)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng