DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thông tin Bất động sản

Bất động sản 24h: Trung tâm Hà Nội chuẩn bị có thêm 1 "siêu đô thị"

19/08/2016 - 05:27 CH

Hà Nội xây dựng đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Hồ Tùng Mậu; Vốn vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản; Trung tâm Hà Nội chuẩn bị có thêm 1 "siêu đô thị"; Hải Phát Land bất ngờ mua lại một phần dự án Thăng Long Victory... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
>> Bất động sản 24h: Quy hoạch KĐT 7ha trên đất vàng Nam Từ Liêm
>> Bất động sản 24h: Tồn kho BĐS đọng nhiều ở phân khúc đất nền

TIN TỨC - THỊ TRƯỜNG

Nhà ở xã hội sẽ chỉ phải xây dựng 1 giá bán: Theo Thông tư 19/2016 TT-BXD hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Nghị định 99 vừa được Bộ Xây dựng ban hành thì từ ngày 15/8, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội chỉ thực hiện xây dựng giá 1 lần, có nghĩa là xây dựng giá bán rồi trình Sở Xây dựng thẩm định, đến khi thẩm định xong chủ đầu tư sẽ công bố giá và đó là giá bán và sau này không phải quyết toán nữa.
 
doithuong247

Hà Nội xây dựng đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Hồ Tùng Mậu: Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung vừa phê duyệt nhiệm vụ đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Hồ Tùng Mậu địa điểm tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy; phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm; phường Mỹ Đình 2 và phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu là hai bên tuyến đường Hồ Tùng Mậu, điểm đầu là cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối là sông Nhuệ, tổng diện tích đất nghiên cứu thiết kế đô thị khoảng 28,5ha, chiều dài nghiên cứu toàn tuyến khoảng 2km.

Việc xây dựng Đồ án thiết kế nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; khớp nối và bổ sung thiết kế đô thị cho tổng mặt bằng các dự án đầu tư trong phạm vi lập thiết kế đô thị hai bên trục đường, đảm bảo đồng bộ không gian, kiến trúc cảnh quan.

Tín dụng cho bất động sản (BĐS) đang bị siết lại trong khi thị trường vẫn cần vốn để sống. Một loạt các hành lang pháp lý để ra đời quỹ đầu tư BĐS song hiện quỹ này chỉ dừng lại ở khâu tồn tại và chưa áp dụng vào thị trường.
 
doithuong247

Ra đời nhiều năm (từ 2012) nhưng cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất một quỹ đầu tư BĐS nội địa (quỹ đầu tư BĐS Techcom Việt Nam REIT). Còn lại các quỹ đầu tư BĐS hoạt động tại Việt Nam đều do nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam chỉ như một nhà đầu tư nước ngoài.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam phân tích, hiện, đa số doanh nghiệp BĐS ở Việt Nam có vốn không quá 1.000 tỷ đồng mà phần lớn chỉ có vốn chủ sở hữu khoảng từ 15 đến 20% tổng mức đầu tư dự án, còn lại là vốn vay ngân hàng.

“Chưa kể, thực trạng ở Việt Nam rất nhiều người mua nhà chỉ có một phần vốn đối ứng, đến khi thiếu tiền lại gõ cửa ngân hàng, trong khi, vốn từ ngân hàng chỉ là nguồn ngắn hạn. Thực tế chứng minh, cách đây vài năm, khi ngân hàng siết vốn khiến thị trường BĐS bế tắc, rơi vào phương thức làm ăn manh mún, giật gấu vá vai. Vì thế, khi dự án đắp chiếu, lãi suất tăng cao, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc bị bắt, kéo theo nhiều nhà đầu tư bị chôn vốn, cuối cùng nền kinh tế lãnh hậu quả. Quỹ đầu tư BĐS ra đời là đúng nhưng chưa thể lan tỏa ”, ông Nam nói.

Vốn vẫn tiếp tục đổ vào bất động sản: Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 6 tháng đầu năm 2016 đã có gần 110.000 tỉ đồng đổ vào BĐS. Đây mới chỉ là số vốn của các doanh nghiệp BĐS thành lập mới, tăng gần 360% so với cùng kỳ 2015. Ngành BĐS cũng là ngành đứng đầu thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Dòng vốn không đổ vào các ngành ưu tiên mà đổ vào BĐS đã gây ra những lo ngại, tiềm ẩn rủi ro trong tương lai.

Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù Hiệp hội BĐS TP.HCM, Hiệp hội BĐS Việt Nam, Bộ Xây dựng liên tục đưa ra cảnh báo về sự lệch pha, BĐS cao cấp nở rộ, thị trường tiềm ẩn rủi ro. Bất chấp các cảnh báo, các dự án BĐS cao cấp, dự án BĐS tỉ đô vẫn rầm rộ lộ diện trên địa bàn thành phố. Bằng cách này hay cách khác, dòng vốn vẫn tiếp tục đổ vào BĐS.

THÔNG TIN DỰ ÁN

Trung tâm Hà Nội chuẩn bị có thêm 1 "siêu đô thị": Tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 41,43ha bao gồm các phường Kim Liên, Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội).

Được biết, dự án này nằm trong dự án cải tạo Tập thể Kim Liên và khu vực lân cận (thuộc quận Đống Đa) tỷ lệ 1/500. Dự án có phía Đông Bắc giáp với phố Đào Duy Anh; phía Đông và Đông Nam giáp phố Phương Mai, đường Giải Phóng và khu tập thể Phương Mai. Phía Tây Bắc giáp phố Phạm Ngọc Thạch; phía Tây Nam giáp sông Lừ.

Theo quyết định của UBND TP. Hà Nội, quy hoạch được lập theo hướng cải tạo xây dựng lại các nhà chung cư cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp, tạo nhiều không gian mở trong đô thị, không được gia tăng quy mô dân số, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng.

Các công trình chung cư xây mới tại dự án này này phải bố trí tối thiểu 3 tầng hầm với chức năng để xe để phục vụ dân cư khu quy hoạch và khu vực lân cận theo quy định.

Hải Phát Land bất ngờ mua lại một phần dự án Thăng Long Victory: Mới đây, thông tin Hải Phát Land đã âm thầm mua lại một phần tòa nhà T2 chung cư Thăng Long Victory từ năm 2015 đã khiến giới BĐS ngỡ ngàng. Những đồn đoán về lý do thực sự phía sau thương vụ này liên tục xuất hiện trên thị trường.
 
doithuong247

Xác nhận với Lao động, đại diện Công ty Phúc Hà - Chủ đầu tư dự án Thăng Long Victory cho biết: "Thông tin Hải Phát đã mua một phần tòa nhà T2 dự án Thăng Long Victory từ quý 3 năm 2015 là hoàn toàn xác thực. Hiện nay, cùng với chúng tôi Hải Phát cũng đang phân phối những căn đẹp nhất tại dự án".

Hải Phát được biết đến là một đại gia BĐS phía Tây Hà Nội khi liên tục có động thái gom quỹ đất khu vực này trong vòng 2 năm trờ lại đây. Quyết định đầu tư vào dự án Thăng Long Victory của Hải Phát Land được các chuyên gia BĐS cho rằng là một "nước cờ khôn ngoan".

Sáng 21/8: Ra mắt dự án The Golden Palm tại khách sạn Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội: Tọa lạc tại trung tâm quận Thanh Xuân, trên trục đường Lê Văn Lương, nơi giao thoa của các con đường huyết mạch như ngã tư đường Láng - Láng Hạ, ngã ba Hoàng Ngân, ngã tư Hoàng Đạo Thúy – Lê Văn Lương;... The Golden Palm sở hữu vị trí lý tưởng, vừa thuận tiện đi lại, vừa đủ tách biệt để cư dân có thể tận hưởng cuộc sống yên bình. Từ dự án, cư dân có thể dễ dàng tiếp cận các tiện ích, dịch vụ xã hội sẵn có về trường học, bệnh viện, siêu thị, đường giao thông huyết mạch nối vào trung tâm thành phố,…

Với 405 căn hộ có diện tích linh hoạt từ 63-133 m2, có từ 2 đến 3 phòng ngủ, được thiết kế thông minh, tối đa được khả năng đón gió và ánh sáng tự nhiên tràn ngập các phòng chức năng căn hộ, The Golden Palm được đánh giá là phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, từ khách hàng trẻ thành đạt đến các hộ gia đình có một hoặc nhiều thế hệ.

The Golden Palm dự kiến sẽ hoàn thiện và bàn giao nhà cho khách hàng vào quý I/2018.

Dự án Jamona Golden Silk sẽ được mở bán chính thức vào ngày 28/8 tới đây, tại TT Hội nghị GEM Center (08 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM), dự án Jamona Golden Silk sẽ được mở bán chính thức.

Với mức đầu tư lên đến hơn 2.200 tỷ đồng, Jamona Golden Silk được xây dựng thành Khu đô thị cao cấp với 31 tiện ích nội khu hoàn chỉnh - có diện tích toàn khu lên đến hơn 7,6ha cặp theo dòng chảy của sông Cầu Kinh và rạch Bến Ngựa.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng