DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Chương trình phát triển VLXKN đã đạt và vượt mục tiêu đề ra

06/10/2015 - 03:30 CH

Đánh giá về kết quả triển khai chương trình 567 và Quyết định 567 của Bộ Xây dựng về phát triển vật liệu xây không nung, Bộ Xây dựng nhận định: sau 5 năm, chỉ tính 03 chủng loại sản phẩm chính là gạch xi măng - cốt liệu, gạch bê tông khí chưng ápgạch bê tông bọt thì Chương trình đã đạt và vượt mục tiêu đề ra cả về công suất thiết kế và chủng loại.


Theo Bộ Xây dựng cho biết, việc sử dụng vật liệu xây không nung trên thế giới đã có từ lâu với tỷ lệ sử dụng rất cao, một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaixia có mức sử dụng VLXKN tới 70-80%, trong khi đó, Việt Nam sử dụng vật liệu nung với tỷ lệ rất cao (chiếm 90-95% vào những năm trước 2010) , vì vậy, Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567 ngày 28/4/2010 (Chương trình 567 và Quyết định 567).

Sau 5 năm thực hiện Chương trình, tổng công suất thiết kế của 03 loại sản phẩm chính đến năm 2014 đạt khoảng 6,5 tỷ viên QTC/năm, sản xuất đạt 5,4 tỷ viên, chiếm khoảng 25 % so với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2014 ước đạt 22 tỷ viên.

Tổng giá trị các doanh nghiệp đã đầu tư tới thời điểm cuối năm 2014 khoảng hơn 6.100 tỷ đồng, trong đó, giá trị đầu tư sản xuất VLXKN nhẹ (bê tông khí chưng áp và bê tông bọt) gần 1.200 tỷ đồng.

Hầu hết các địa phương đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa của Chương trình 567, nên đã có các giải pháp để triển khai tốt Chương trình 567 như: tổ chức hội nghị phổ biến; ban hành chỉ thị; xây dựng lộ trình; kế hoạch phát triển VLXKN và hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, nhu cầu sử dụng vật liệu xây ở nước ta vào các năm 2015 -2020 tương ứng là 24 và 33 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung chúng ta phải tiêu tốn 1,5 triệu m3 đất sét (tương đương 75 ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 150 ngàn tấn than và thải ra môi trường 0,57 triệu tấn CO2.

Đến năm 2020, mỗi năm chúng ta phải tiêu tốn 50 triệu m3 đất sét (tương đương 2.500 ha đất khai thác ở độ sâu 2m), 5 triệu tấn than và thải ra môi trường 19 triệu tấn CO2 gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác.

Theo quy hoạch điện 7, việc phát triển các nhà máy nhiệt điện đến năm 2020, mỗi năm sẽ thải ra khoảng 30-40 triệu tấn tro xỉ gây ô nhiễm môi trường. Việc phát triển sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN) từng bước sử dụng các nguồn phế thải này làm nguyên liệu sẽ giảm ô nhiễn môi trường, tạo ra các sản phẩm xanh, xây dựng lên những công trình xanh.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng