Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2018, lượng sắt thép cả nước nhập về là 6,88 triệu tấn, trị giá 4,93 tỷ USD, giảm 12,9% về lượng nhưng tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng 6/2018 đạt 726,8 USD/tấn, tăng 0,4% so với tháng 5/2018. Tính trung bình cả 6 tháng đạt 716,5 USD/tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu sắt thép 6 tháng đầu năm 2018
(Theo số liệu của TCHQ)
Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu các loại sắt thép cho Việt Nam, với 3,25 triệu tấn, trị giá 2,32 tỷ USD, chiếm 47% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, giảm 17,6% về lượng nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Sắt thép xuất xứ từ thị trường Nhật Bản nhập về Việt Nam chiếm 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,12 triệu tấn, tương đương 780,91 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và tăng 16,6% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 13% trong tổng lượng và chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch, đạt 0,9 triệu tấn, trị giá 725,01 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và tăng 21,6% về trị giá.
Sắt thép nhập từ Đài Loan cũng tăng 6,5% về lượng và tăng 26,6% về kim ngạch, đạt 0,77 triệu tấn, trị giá 505,74 triệu USD, chiếm 11,2% trong tổng lượng và chiếm 10,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đáng chú ý là sắt thép nhập khẩu từ thị trường Đan Mạch trong 6 tháng đầu năm mặc dù rất ít, chỉ 552 tấn, trị giá 0,42 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng đột biến gấp 11,7 lần về lượng và tăng gấp 3,3 lần về trị giá.
Ngoài ra, nhập khẩu sắt thép còn tăng mạnh từ một số thị trường như: Nga tăng 88,5% về lượng và tăng 117,1% về trị giá, đạt 251,1 tấn, tương đương 141,28 triệu USD; Áo tăng 80,2% về lượng và 296,1% về trị giá, đạt 645 tấn, tương đương 4,28 triệu USD; Mỹ tăng 78,2% về lượng và 46,6% về trị giá, đạt 8.466 tấn, tương đương 9,57 triệu USD; Canada tăng 72,2% về lượng và 49,2% về trị giá, đạt 496 tấn, tương đương 0,3 triệu USD.
Tuy nhiên, sắt thép nhập khẩu từ thị trường Ucraina sụt giảm mạnh nhất giảm 93,8% về lượng và giảm 85,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21 tấn, tương đương 0,03 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng giảm mạnh từ các các thị trường như: Ba Lan giảm 83,6% về lượng và giảm 82,8% về trị giá, Ấn Độ giảm 69,2% về lượng và giảm 61,5% về trị giá, Mexico giảm 72,4% về lượng và giảm 77,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
VLXD.org (TH/ Vinanet)