DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Diễn biến thị trường sắt thép thế giới và Việt Nam trong quý I/2015

04/05/2015 - 05:03 CH

Trong quý I/2015, trên thị trường sắt thép thế giới, giá nguyên liệu giảm, nhu cầu tiêu thụ yếu, nguồn cung dư thừa ép giá thép tiếp tục giảm sâu trong quý đầu năm nay trên thị trường thép thế giới; thị trường thép Việt Nam trầm lắng, cung tăng, cầu giảm, tồn kho lớn.

Giá thép thế giới giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dồi dào

Tại Châu Mỹ

Tại Mỹ, khối lượng nhập khẩu lớn và giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng thép tại Mỹ. Tuy nhiên, điều này vẫn không đủ để giúp giá giao dịch sản phẩm thép dẹt bớt giảm so theo tháng. Người mua đang lưỡng lự mua nhiều do các chỉ số có xu hướng giảm. Tuy nhiên, khối lượng nguyên liệu nhập khẩu tồn đọng tại các xưởng đóng tàu đang tăng.

Tại Canada, hoạt động tại các nhà máy thép địa phương cũng chậm lại do khối lượng các sản phẩm dẹt nhập khẩu cao, cùng với giá nguyên liệu thô giảm đã buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm giá giao dịch hơn nữa.

Tại Châu Á

Tại Trung Quốc, vấn đề dư thừa cung cấp, giá quặng sắt giảm mạnh và các chỉ số kinh tế yếu đã khiến cho giá bán thép giảm kỷ lục. Mới đây, Ngân hàng trung ương đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngân hàng với nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Những người tham gia thị trường đang chờ đợi nhìn thấy tác động của chính sách này tới ngành thép. Kỳ nghỉ tết năm mới âm lịch ( 19-24/2) diễn ra muộn hơn mọi năm cũng khiến người mua hoãn ký hợp đồng giao dịch trong thời kỳ trước khi nghỉ.

Tại Nhật Bản, mức tiêu thụ hàng ngày ở nước này trong năm tài chính 2015 dự kiến sẽ đạt mức tương tự như mức kỷ lục trong năm trước đó. Cạnh tranh từ nước ngoài tiếp tục gây ra các vấn đề song việc đồng yên giảm giá trở lại so với USD là rào cản nhỏ hạn chế bớt cạnh tranh. Tuy nhiên, các số liệu mới đây cho thấy nhập khẩu hàng năm trong năm 2014 đã tăng lần đầu tiên trong 3 năm qua.

Tại Hàn Quốc các nhà máy thép đang gặp phải vấn đề lớn về nguồn cung dư thừa do nhập khẩu thép gia tăng từ Trung Quốc và nhiều nhà máy sản xuất đi vào hoạt động trong những năm vừa qua, dẫn tới giá bán và vốn giảm liên tục.

Tại Đài Loan, giá giao dịch sản phẩm cán phẳng tiếp tục giảm. Nhà máy thép đã sáp nhập CSC, đã dự kiến giảm hơn nữa khi họ cắt giảm giá trong tháng 3 thêm trung bình 2,3% so với giá tháng 1 và tháng 2.

Tại châu Âu:

Tiêu thụ thép tại Ba Lan trong năm 2014 đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tuy nhiên, nhập khẩu tiếp tục chiếm một thị phần lớn. Trong tháng 3, giá giao dịch các sản phẩm thép cán phẳng trong nước ổn định tính theo đồng euro nhưng giảm khi tính theo đồng zloty do đồng tiền này yếu. Người mua cho biết các số liệu này có sẵn tới cuối tháng 3 mặc dù họ thừa nhận rằng những nhà cung cấp đang muốn thương lượng tăng giá.

Các nhà máy thép cán phẳng Tây Âu cho biết họ đang có nhiều hợp đồng do đồng Euro phá giá khiến họ có lợi khi bán hàng xuất khẩu khi tính theo đồng USD. Tuy nhiên, người mua cho biết hoạt động giao dịch trong quý đầu năm hiện gần như đã khép lại và các nhà máy thép đã không thể đẩy giá tăng thêm 30-40 Euro/tấn. Các nhà máy sẽ cố gắng tăng giá khi các hợp đồng quý 2 được thảo luận.

Đồ thị 1: Chỉ số giá thép thế giới của SteelHome từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015.


Đồ thị 2: Chỉ số giá quặng sắt Trung Quốc của SteelHome từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015


Tại Việt Nam: do giá thép phế giảm, giá nguyên liệu đầu vào giảm và thép phôi giữ ở mức thấp nên các nhà máy điều chỉnh giảm giá bán thép nhằm giữ sản lượng và tăng thị phần mặc dù nhu cầu thấp.

Bảng: Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT
 
 
Sản phẩm
Miền Bắc
Miền Nam
GTTN
VPS
Thép MN
Vinakyoei
Tháng 1
Thép tròn đốt
12.220
12.800
15.210
13.100
Tháng 2
 
11.870
12.800
15.210
12.300
Tháng 3
 
11.870
12.800
15.210
12.300
 Tháng 1
Thép cuộn Ф6
12.220
12.800
15.260
13.320
Tháng 2
 
11.870
12.800
15.260
12.520
Tháng 3
 
11.870
12.800
15.260
12.520

Từ đầu năm đến nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng chưa có sự khởi sắc. Nguyên nhân là do tâm lý chờ đợi của khách hàng trước diễn biến khó lường của thị trường; giá nguyên liêu đầu vào như phôi thép, phế và quặng sắt tiếp tục giảm khiến cho đầu ra gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, hoạt động xây dựng khá trầm lắng do chưa phải mùa cao điểm vì vậy lượng tiêu thụ tại các đại lý hầu như không tăng. Các đơn vị thương mại hạn chế mua vào để tập trung cho công tác thu hồi công nợ. Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá bán để đẩy nhanh lượng hàng tồn kho giá cao ra thị trường và giữ thị phần.

Mạnh Thân - VLXD.org (Nguồn: Vinanet)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng