DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Giá thép đầu năm tăng ở cả trong nước và thế giới

15/02/2019 - 08:14 SA

Đầu năm 2019, giá thép trong nước tăng nhẹ do giá thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi và giá vật liệu thô tăng mạnh.
Theo nguồn tin từ VOH, tại thị trường nội địa những ngày đầu năm 2019 giá thép tăng do giá thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi và giá vật liệu thô tăng mạnh.

Đại diện một công ty thép lớn trong nước cho biết, công ty đã điều chỉnh tăng giá thép một đợt vào cuối tháng 12/2018. Ngày 18/1/2019, công ty đã điều chỉnh tăng 250 đồng/kg.

Trên thế giới, đầu tháng 1/2019 một số doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc cũng thông báo tăng giá bán thép giao trong tháng 3. Trong đó, Baoshan Iron & Steel, công ty thép niêm yết lớn nhất Trung Quốc, sẽ tăng giá bán một số sản phẩm thép giao trong tháng 3 thêm 50 nhân dân tệ/tấn (7,3 USD/tấn).

Thị trường thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi nhẹ kể từ đầu năm khi chính quyền các địa phương siết hoạt động sản xuất để đảm bảo mục tiêu phát thải và chính phủ cấm xây mới các dự án thép. Đầu tuần này, giá thép xây dựng tại thị trường này từng lên đỉnh hai tháng.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, trong kỳ 1 tháng 1/2019 Việt Nam đã nhập khẩu 515,83 nghìn tấn sắt thép các loại, trị giá 369,34 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 9,2% trị giá so với kỳ 2 tháng 12/2018; bên cạnh đó nhập khẩu phế liệu sắt thép cũng sụt giảm trong kỳ này, giảm 21,08% về lượng và giảm 24,1% về trị giá so với kỳ 2 tháng 12/2018 tương đương với 196,6 nghìn tấn, trị giá 68,3 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và tình trạng thừa thép ở Trung Quốc đã khắc phục nhưng sản lượng vẫn ở mức cao khi nhu cầu thép tại quốc gia này suy yếu. Khi bắt đầu thời tiết mùa đông lạnh và băng giá ở Trung Quốc, nhu cầu thép xây dựng được dự báo giảm xuống và mức giá thực sự phụ thuộc vào việc các thương nhân có tái bổ sung kho hàng trước Tết Nguyên đán hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đang kiến nghị siết chặt nhập khẩu thép từ thị trường Trung Quốc trong năm 2019.

Theo Tổng Công ty Thép Việt Nam, năm 2018 là năm đầy khó khăn với ngành thép không khi giá thép liên tục giảm. Những khó khăn này không chỉ để từ việc nhu cầu yếu, cung vượt cầu, chi phí sản xuất cao mà còn thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam.

Để giải quyết những khó khăn hiện tại của ngành thép, ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ có chính sách, giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan các mặt hàng thép trong nước đã sản xuất được, ngăn chặn sự nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ Trung Quốc, gây thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước.

Ở chiều ngược lại, trong kỳ 1 tháng 1/2019 lượng thép xuất khẩu tăng, đạt 308,8 nghìn tấn, trị giá 192,6 triệu USD, tăng 6,6% về lượng nhưng kim ngạch giảm 2,54% so với kỳ 2 tháng 12/2018.

Trong tuần từ 18/1 đến 24/1/2019 thép nhập khẩu được nhập về từ các thị trường như Hongkong (TQ), Đài Loan (TQ), Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc…
 
Tham khảo giá thép nhập khẩu trong tuần từ 18/1 – 24/1/2019

doithuong247
Nguồn: TCHQ

Về tình hình sản xuất, theo Tập đoàn Hòa Phát, sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát trong tháng 1/2019 tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và tương đương mức sản lượng kỷ lục trong tháng 10/2018 đạt gần 250.000 tấn. Trong tổng sản lượng trên, khu vực miền Trung và miền Nam đóng góp 48.800 tấn, còn lại là đóng góp của miền Bắc. Theo Trưởng phòng Kinh doanh Thép Hòa Phát, Đinh Quang Hiếu cho hay, đây là thời điểm các đại lý lấy hàng nhằm chuẩn bị cho tiêu thụ sau tết, phục vụ các công trình xây dựng dân dụng cũng như các dự án.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng ghi nhận mức khá cao với 34.600 tấn. Trong đó, Mỹ và Campuchia đóng góp chính vào sản lượng xuất khẩu, lần lượt là 12.000 và 11.772 tấn. Ngoài ra, thép Hòa Phát còn được xuất tới Nhật Bản (7.300 tấn), Indonesia, Lào, Australia và nhiều thị trường khác.

Thép dây cuộn chất lượng cao chiếm 66,4% tổng lượng thép xuất khẩu, chủ yếu đi thị trường Mỹ, Nhật Bản. Một số nhà nhập khẩu từ Nhật Bản cho biết, do quốc gia này đã tự sản xuất được thép thanh và thường chỉ nhập thép dây cuộn chất lượng cao (hàm lượng các bon thấp) vì trong nước chưa sản xuất được. Đây chính là lý do năm vừa qua thép Hòa Phát đã xuất khẩu sang quốc gia này với sản lượng gấp 20 lần so với 2017 và thời gian tới sẽ vẫn còn nhiều tiềm năng.

Với dây chuyền cán thép đầu tiên tại Dung Quất đã hoạt động ổn định và dự kiến dây chuyền thứ 2 của giai đoạn 1 sẽ có sản phẩm trong cuối quý II, Hòa Phát đặt mục tiêu sản lượng 3,3 triệu tấn thép xây dựng các loại trong năm 2019. Riêng trong tháng 1, nhà máy cán thép tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất đã đóng góp 42.700 tấn.

VLXD.org (TH/ Vinanet)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng