DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Tổng quan thị trường thép trong nước tháng 4/2017

29/05/2017 - 05:09 CH

Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và các bộ, ngành có liên quan, trong tháng 4/2017, việc sản xuất cũng như bán hàng thép dù có tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng vẫn có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt là tiêu thụ thép xây dựng sụt giảm; cùng với đó, giá thép xây dựng đã giảm từ 200-650 đồng/kg trong tháng 4/2017.
>> Tổng quan thị trường thép trong nước Quý I năm 2017
>> Triển vọng thép thế giới 2017-2018

1. Tình hình sản xuất - tiêu thụ

Trong tháng 4/2017, sản xuất thép của các thành viên hiệp hội đạt hơn 730.000 tấn, tăng nhẹ 3,6% so với cùng kỳ nhưng đã giảm 14,26% so với tháng trước.

Đối với mảng thép xây dựng, trong tháng 4 đã tiêu thụ đạt 635.751 tấn, giảm 20% so với tháng trước và giảm 14% so với cùng kỳ năm 2016. Tới thời điểm 30/4 tồn kho là 718.574 tấn, mức tồn này tương đối cao so với cùng kỳ tháng 3/2017.

Không chỉ tiêu thụ thép xây dựng giảm, mà ống thép tiêu thụ trong tháng 4/2017 cũng giảm 5,1%, đạt 157.547 tấn; tôn mạ kim loại & sơn phủ màu đạt 279.029 tấn, giảm 1,94% so với tháng 3, nhưng tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2016…

Theo đánh giá của VSA, nhìn chung, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép trong 4 tháng đầu năm 2017 có tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2016. Nhưng mức tăng trưởng bán hàng chỉ đạt 2,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng dự báo hồi đầu năm 2017 là khoảng 10%.
 
doithuong247

2. Tình hình xuất - nhập khẩu thép

Nhập khẩu:

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 4/2014 đạt 1,44 triệu tấn, trị giá 866 triệu USD, giảm 2,3% về lượng và giảm 0,8% về trị giá.

Lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 5,64 triệu tấn, trị giá 3,23 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng, tuy nhiên tăng 40,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường cung cấp sắt thép cho Việt Nam trong 4 tháng của năm 2017 chủ yếu gồm: Thị trường Trung Quốc với 2,76 triệu tấn, trị giá 1,53 tỷ USD, giảm 16,8% về lượng nhưng tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; thị trường Nhật Bản với 747 nghìn tấn, trị giá 447 triệu USD, giảm 10,2% về lượng và tăng 32,4% về trị giá; thị trường Hàn Quốc đạt 535 nghìn tấn, trị giá 383 triệu USD, giảm 5,6% về lượng và tăng 38,4% về trị giá;…

Một tin vui đối với doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, như: tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, phôi thép nhập khẩu về Việt Nam đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2016.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành thép, nguyên nhân nhập khẩu tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, phôi thép nhập khẩu về Việt Nam giảm chính là nhờ tác động của biện pháp phòng về thương mại - từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất tôn, thép trong nước giảm bớt sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Xuất khẩu:

Trong tháng 4/2017, các doanh nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu được 0,29 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá xuất khẩu thu về đạt 208,85 triệu USD, so với tháng 3/2017, giảm 22,4% về lượng và 17,3% về trị giá.

Tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,33 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá thu về đạt 871,32 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016 với mức tăng tương ứng 35,8% về lượng và 66,4% về trị giá.
 
doithuong247

3. Diễn biến giá:

Mặc dù, trong tháng 4/2017, tiêu thụ thép tăng trưởng không hề cao, song giá bán thép lại có xu hướng giảm dần.

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, tại thị trường thế giới, giá chào bán phôi thép thị trường thế giới từ đầu tháng 4/2017 giảm khoảng 10-15 USD/tấn so với tháng 3/2016; cụ thể: giá chào phôi thép CFR Đông Á ở khoảng 415-430 USD/tấn, giá chào phôi CIS khoảng 385 USD/tấn FOB Biển Đen.

Do tác động của giá phôi thép, thép phế trên thị trường thế giới giảm nên trong tháng 4/2017, giá thép xây dựng tại các nhà máy trong nước đã giảm khoảng 200-650 đồng/kg tùy từng chủng loại so với tháng 3/2017.

Tính đến cuối tháng 4/2017, giá bán thép tại các nhà máy chưa bao gồm chiết khấu, thuế GTGT khoảng 10.700-12.300 đồng/kg đối với thép cuộn và khoảng 10.800-12.400 đồng/kg đối với thép cây.

Giá thép tiếp tục có xu hướng giảm và điều này càng khiến cho sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng gay gắt hơn trong việc duy trì thị phần.

Trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, giá thép phế giảm từ 20-25 USD/tấn, còn mức 255-265 USD/tấn. Giá phôi thép giảm 5-10 USD/tấn từ ngày 10/4 đến 14/4. Từ ngày 24/4 tiếp tục giảm mạnh từ 20-25 USD/tấn và hiện còn giữ mức 390 -400 USD/tấn phôi thép.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, các doanh nghiệp đang tiếp tục các chính sách chiết khấu và bảo lãnh giá, điều này làm cho thị trường thép trong nước thêm khó khăn. Cùng với đó, thép cuộn ngoại nhập với giá rẻ cũng gây khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa.

Hiệp hội Thép khuyến nghị các doanh nghiệp cần giữ ổn định thị trường; bãi bỏ chính sách bảo lãnh giá, giảm và hạn chế các chính sách hỗ trợ bán hàng.

Các doanh nghiệp cần thường xuyên trao đổi thông tin với nhau và báo cáo với hiệp hội để cùng phối hợp… giữ vững môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác giữa các nhà sản xuất với nhau, tạo chuỗi liên kết đồng bộ bền vững giữa các nhà sản xuất ở khâu luyện và cán thép.

Hiệp hội sẽ tiếp tục phân tích và cung cấp thông tin phản ánh về việc nhập khẩu ồ ạt thép dài, thép cuộn hợp kim, đánh giá những tác động về việc áp thuế, thông tin về phôi thép để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu cơ của các nhà thương mại./.  

Mạnh Thân - VLXD.org
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng