Nâng cao chất lượng, minh bạch thị trườngÔng
Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đánh giá:
Thông tư 44 ra đời nhằm đảm bảo chất lượng
thép, đảm bảo quyền lợi giữa
người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) và lợi ích nhà nước. Không những vậy,
Thông tư còn tạo cho
thị trường thép kinh doanh minh bạch giữa các DN
thép với nhau.
Đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. Hà Nội
(HASMEA), ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cũng
bày tỏ ý kiến ủng hộ, Thông tư 44 đã góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm, giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm
thép nhập
khẩu, đồng thời tạo cạnh tranh lành mạnh.
Đối với
những DN sản xuất
thép trong nước, trong đó có Thép Hòa Phát, thép Thái
Nguyên, thép Việt - Sing, Thép Việt… cũng đồng tình cho rằng: Thông tư
44 ra đời đã góp phần ngăn chặn thép nhập khẩu kém chất lượng, giúp các
DN sản xuất thép trong nước có sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và bền
vững.
Những bất cậpBên
cạnh những ý kiến đồng tình ủng hộ nêu trên, trong quá trình triển khai
thực hiện Thông tư này, cũng có còn tồn tại những vướng mắc, bất cập.
Tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn về thép nhập khẩu cho doanh nghiệp trên
địa bàn TP. Hà Nội”, các doanh nghiệp đã phản ánh những một số vướng
mắc, chưa được thuận lợi trong quá trình thực hiện Thông tư
44/2013/TTLT-BCT-BKHCN.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp
nhập khẩu thép, các doanh nghiệp chờ đăng ký kiểm tra chất lượng của cơ
quan kiểm định mất thêm thời gian thông quan từ 3 đến 20 ngày, từ đó làm
tăng thêm chi phí cho DN nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mất thêm
thời gian chờ kết quả thẩm định mới được thông quan để đưa hàng vào
phục vụ sản xuất, trong khi hàng về tới kho chưa được xuất kho để sản
xuất, ảnh hưởng tiến độ giao hàng, tăng chi phí vay vốn...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị loại
thép không gỉ ra khỏi Thông tư 44.
Kiến nghị điều chỉnh Thông tư 44 cho phù hợpTrên
cơ sở tổng hợp các ý kiến phản ánh của một số doanh nghiệp, VSA đã có
một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước: Điều chỉnh thông tư
phù hợp với điều kiện của Việt Nam để đảm bảo thời gian kiểm định, kiểm
tra chất lượng, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, từ đó sẽ tạo thuận
lợi cho DN giảm bớt chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của DN, góp phần
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Trước
những phản ánh của các DN và kiến nghị của VSA, đại diện Vụ Công nghiệp
nặng (Bộ Công Thương), ông Bùi Quang Chuyện, Phó Vụ trưởng cho hay,
trước mắt, liên bộ sẽ tiến hành tham vấn các cơ quan quản lý về việc sửa
đổi, bổ sung những điểm chưa hợp lý của Thông tư. Thứ nhất, điều chỉnh ở
Phụ lục I về Danh mục các loại thép và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về thép. Thứ hai, giới hạn việc xem xét khi kiểm định các thành
phần hóa học, tính chất cơ lý một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Về
mặt thời gian, đã có những quy định rất cụ thể bằng văn bản về thời
gian trả kết quả kiểm tra. Riêng về Bộ Công Thương, theo quy định, thời
gian doanh nghiệp phải chờ tối đa là 20 ngày. Tuy nhiên, Bộ đã nỗ lực để
giải quyết nhanh nhất hồ sơ cho doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp chỉ
mất 5 ngày đã có thể nhận kết quả thử nghiệm.
Mạnh Thân (TH)