DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

6 tháng: Tiêu thụ xi măng trong nước đạt gần 32 triệu tấn

30/07/2022 - 09:21 SA

Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ngành Xi măng tháng 6, toàn ngành sản xuất đạt 6,66 triệu tấn giảm 7% so với tháng 5. Do chi phí sản xuất tăng mạnh buộc doanh nghiệp xi măng phải tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh năm nay. 
Trong khi nguồn cung xi măng ước đạt 107 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất khoảng 120 -130 triệu tấn, những tháng vừa qua nhu cầu xi măng ở mức thấp, khiến áp lực tiêu thụ đổ dồn vào xuất khẩu.

Lượng  nội địa trong tháng 6/2022 khoảng 5,59 triệu tấn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân do giá bán các loại xi măng đã tăng đáng kể và thời điểm này đã qua giai đoạn cao điểm về nhu cầu xi măng. Bên cạnh đó, xây dựng dân dụng giảm, triển vọng kinh tế thiếu rõ nét. Sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 32 triệu tấn gần tương đương với cùng kỳ 2021.
 
doithuong247
 
Xuất khẩu xi măng và clinker tháng 6/2022 giảm tương đối, chỉ đạt 1,38 triệu tấn; trong đó xuất khẩu xi măng khoảng 1,12 triệu tấn, giảm 26,3% so với tháng 5. Đặc biệt xuất khẩu mặt hàng clinker tiếp tục giảm mạnh chỉ đạt 250.990 tấn giảm 80% so với cùng kỳ 2021. 

Tổng lượng  và clinker 6 tháng đầu năm 2022 đạt 17,05 triệu tấn, giảm gần 50% so với 6 tháng năm 2021 (trong đó xi măng 8,21 triệu tấn, clinker là 8,84 triệu tấn). Xuất khẩu clinker sụt giảm chủ yếu diễn ra trong 3 tháng quý II/2022. Lần đầu tiên, tỷ trọng xuất khẩu clinker/xi măng gần tương đương nhau: 52/48 (%), trong khi các năm, tỷ trọng sản lượng clinker luôn lớn hơn 60%.
 
doithuong247
 
Trong tháng 6, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều sụt giảm mạnh, tiêu biểu là Banglades (không có), Chi Lê (không có), Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc… đã giảm mạnh cả về lượng và giá trị... Đặc biệt 2 thị trường lớn nhất là Philippin và Trung Quốc giảm mạnh. Đối với thị trường Trung Quốc gần như dừng lại với lượng xuất khẩu không đáng kể.

Quý II, Trung Quốc vẫn duy trì phong tỏa một số thành phố lớn với chính sách “zero Covid”, lượng nhập khẩu vào nước này suy giảm mạnh. Mặt khác, mức cầu tại thị trường này cũng giảm do thị trường bất động sản lao dốc, các dự án xây dựng đình trệ.

Mặt khác, Trung Quốc bắt đầu nhập than rẻ từ Nga để khởi động lại một số nhà máy xi măng do giá thành xi măng nhập khẩu cao, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước.

Philippines đã áp thuế chống bán phá giá mặt hàng xi măng nhập từ Việt Nam nên đẩy giá xi măng lên cao, khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhập khẩu vào thị trường này cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao.

VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng