DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P2)

03/08/2015 - 04:39 CH

Loạt bài viết này được chúng tôi tổng hợp dựa trên những phân tích, đánh giá của TS. Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại, thông qua đó, sẽ giúp các doanh nghiệp xi măng Việt Nam có một cái nhìn tổng quan nhất về thế giới cùng những xu hướng của các nhà nhập khẩu xi măng, trên cơ sở đó sẽ có những bước đi chiến lược nhằm khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu.
>> Phần 1: Tổng quan thị trường xi măng thế giới

Phần 2: Các xu hướng mới trong tìm kiếm nguồn cung của các nhà nhập khẩu

Theo phân tích của TS. Phạm Nguyên Minh - Viện nghiên cứu Thương mại trình bày tại Hội thảo " hướng tới tăng trưởng bền vững" hồi tháng 4/2015, trong thời gian tới, thị trường xi măng thế giới sẽ chịu sự tác động rất lớn của các nhân tố chính như sau:

    • Sự thay đổi về nhân khẩu học: Rất nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với vấn đề gia hóa dân số;

    • Tốc độ đô thị hóa: Nhân loại sẽ ngày càng sống nhiều hơn ở các thành phố lớn và vì vậy nhu cầu xi măng cũng ngày càng tăng lên;

    • Những thay đổi về sức mạnh kinh tế của các quốc gia;

    • Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường;

    • Sự thay đổi công nghệ trong thế giới: Xi măng xanh sẽ ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và dần thay thế xi măng truyền thống;

    • năng lượng thế giới đến chi phí về năng lượng trong sản xuất xi măng; chi phí năng lượng sẽ thống trị tất cả các quyết định trong hoạt động kinh doanh xi măng toàn cầu và sẽ được dần phổ biến...



Và chính những nhân tố trên sẽ có tác động rất lớn đến sự hình thành các xu hướng mới của các nhà sản xuất và nhập khẩu xi măng thế giới. TS. Phạm Nguyên Minh - Viện nghiên cứu Thương mại dự báo về các xu hướng như sau:

Thứ nhất, đối với khu vực và các nước đang phát triển thì xu hướng tự túc sản xuất đáp ứng cho nhu cầu trong nước và tạo công ăn việc làm; đối với các nước phát triển thì xu hướng là nhập khẩu xi măng chất lượng cao, đảm bảo yếu tố môi trường và .

Thứ hai, mức vận phí vậnchuyển hàng rời thường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hình thức kinh doanh xi măng. Phạm vi các thay đổi về các mức vận phí vận chuyển hàng rời khô trong những năm gần đây chắc chắn là đã có tác động đáng kể tới các hình thức kinh doanh đường biển, làm thay đổi tính khả thi kinh tế của các tuyến vận tải riêng và làm thay đổi quan hệ phí tổn vận tải đường biển/đường bộ.

Thứ ba, các quốc gia sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu xi măng, bảo hộ sản xuất cho trong nước. Theo những thỏa thuận song phương mới đây, Li-băng, Ai cập yêu cầu việc nhập khẩu các mặt hàng sau phải có giấy phép nhập khẩu: xi măng, , vôi sống...

Thứ tư, vận chuyển xi măng và clinker toàn cầu bằng đường biển vào năm 2013 là khoảng 100 triệu tấn, tăng so với 98 triệu tấn của năm 2012. Do vậy, có thể nói phân phối thương mại qua đường biển là một phần quan trọng của ngành công nghiệp xi măng. Nó không chỉ là khối lượng và giá cả của các vật liệu di chuyển, mà còn là một công cụ chiến lược trong việc điều hành một công ty xi măng có lợi nhuận. Điều này có nghĩa rằng các công ty có khả nưang này có thể mang lại cho việc sử dụng các nhà máy của họ lên một mức cao hơn.

Thứ năm, xu hướng nhà đầu tư nước ngoài (FDI) mua là nhà máy sản xuất xi măng tốt của Việt Nam như: Chinfon Hải Phòng, Thăng Long tại Quảng Ninh... Các nhà đầu tư FDI đồng thời bao tiêu sản phẩm để xuất về nước họ, vừa được miễn thuế xuất khẩu, VAT: đất nước họ không mất tài nguyên, không ô nhiễm, có sản phẩm tốt, giá rẻ; còn thiệt hại chỉ Việt Nam chịu.

Thứ sáu, hàng năm công nghiệp xi măng thế giới thải ra khoảng 1,5 tỉ tấn CO2 nhân tạo (chiếm 5% lượng CO2 nhân tạo toàn cầu) là nhân tố  làm thay đổi khí hậu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các nhà nhập khẩu sẽ ngày càng tăng cường nhập khẩu xi măng xanh (xi măng địa polime - Geopolymer). Đây là loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, là một thế hệ vật liệu xi măng mới sử dụng "tro bay" - một trong những sản phẩm phụ công nghiệp dư thừa nhất, với vai trò là vật thay thế cho xi măng Portland, loại vật liệu tổng hợp được sản xuất phổ biến nhất trên thế giới. Sự ảnh hưởng như vậy rất thiết yếu đối với các vật liệu mới, ví dụ như xi măng địa polime, để góp phần vượt qua rất nhiều rào  cản hành chính tồn tại giữa phòng thí nghiệm với ngành xây dựng. Đây sẽ là thành phần chủ chốt để phát triển và thương mại hóa công nghệ xi măng địa polime trong những năm tới. Lợi ích lớn nhất của xi măng địa polime sẽ là tiềm năng làm giảm khí nhà kính tuần hoàn lên tới 90% so với xi măng Portland thông thường.

>> Đón đọc Phần 3: Những khuyến nghị cho phát triển xuất khẩu xi măng của Việt Nam

Mạnh Thân (TH)
(Nguồn: TS.Phạm Nguyên Minh - Viện nghiên cứu Thương mại)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng