Đại dịch Covid xảy ra đã làm đảo lộn các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của hầu hết các nước trên thế giới. Do đó Chính phủ các nước có dịch đã đưa ra một loạt biện pháp để hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Một trong những biện pháp đó là hạn chế tiếp xúc hoặc cách lý xã hội để giảm mức lây lan dịch bệnh.
Biện pháp hạn chế tiếp xúc hoặc cách ly toàn xã hội đã dẫn đến một số hoạt động của nền kinh tế bị ảnh hưởng hoặc hạn chế đáng kế như hoạt động lưu thông phân phối của toàn xã hội, hoạt động dịch vụ vận tải… Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Và Việt Nam cũng không loại trừ, với số liệu tăng trưởng GDP 3,82% của quý I/2020 so với GDP 6,79% của quý I/2019 đã chứng minh sự ảnh hưởng đáng kể của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam.
Việc tiêu thụ xi măng sẽ được xem xét theo 2 tiêu chí là tỷ lệ % tăng trưởng bình quân trong kỳ và tỷ lệ tiêu thụ xi măng so với cùng kỳ năm trước, các chỉ tiêu này sẽ cho thấy hiện trạng tiêu thụ xi măng của Việt Nam và khả năng tiêu thụ trong quý I.
Các chỉ tiêu đánh giá về tiêu thụ xi măng cụ thể như sau:
1. Tỷ lệ tiêu thụ xi măng so với cùng kỳ năm trước: Sản lượng tiêu thụ xi măng trong quý I/2020 chỉ bẳng 91,84% tương ứng tỷ lệ giảm 8,16% so với sản lượng tiêu thụ xi măng quy I/2019 trong đó tiêu thụ nội địa là giảm 3,8% và xuất khẩu 16,7%.
2. Tỷ lệ % tăng trưởng bình quân (*) trong kỳ:
- 2019: Tỷ lệ % tăng trường bình quân quý I/2019 của toàn xã hội là 35,5% trong đó tiêu thụ nội địa là 53,58% và xuất khẩu là 17,04%.
- 2020: Tỷ lệ % tăng trưởng bình quân quý I/2020 của toàn xã hội là là 36,6% trong đó tiêu thụ nội địa là 50,6% và xuất khẩu 14,1%.
Với các số liệu trên cho thấy, việc tiêu thụ xi măng trong quý I/2020 đã có cục diện trái ngược nhau như tỷ lệ % trong tiêu thụ giảm so với cùng kỳ năm trước như tốc độ tăng trưởng trong kỳ thì vẫn bảo đảm tăng.
Tuy nhiên, cần hiểu là mỗi chỉ tiêu phản ảnh một mục đích khác nhau về tiêu thụ. Các chỉ tiêu trên phản ảnh các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tỷ lệ % trong tiêu thụ xi măng phản ảnh khả năng và tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ xi măng giữa các khoảng thời gian nhất định của năm này so với năm trước đó.
- Tỷ lệ tăng trưởng bình quân (*) trong kỳ phản ảnh tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ xi măng trong khoảng thời gian của một kỳ nhất định.
Tỷ lệ % tiêu thụ xi măng quý I/2020 giảm 8.16% so với tỷ lệ tiệu thụ quý I/2019 cho thấy mức độ ảnh hưởng của đại dịch đến ngành xi măng là không lớn và khối lượng giảm khoảng 1,9 triệu tấn.
Tỷ lệ % tăng trường bình quân trong kỳ của toàn xã hội trong quý I/2020 là 36,6% so với 36,5% của quý I/2019, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng trong quý I/2020 vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và có xu hướng tăng lên, tuy nhiên cơ cấu tăng trưởng có sự thay đổi là tiêu thụ trong nước tăng lên so với xuất khẩu.
Như vậy, có thể nhận định rằng, tỷ lệ % tiêu thụ xi măng và tăng trưởng bình quân trong kỳ của quý II/2020 sẽ có khả năng cải thiện đáng kể khi Chính phủ các nước nới lỏng các quy định cách ly xã hội; đồng thời các giải pháp hỗ trợ sau dịch sẽ được Chính phủ các nước đưa ra kích cầu để tăng trưởng kinh tế khi đại dịch thuyên giảm trong thời gian tới.
(*) Lưu ý: Tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ xi măng của toàn xã hội là sản lượng tiêu thu xi măng của Việt Nam bao gồm trong nước và xuất khẩu. Nó được tính bằng sản lượng tháng sau chia cho tháng trước đó, và sau đó lấy bình quân của 3 tháng với xuất phát điểm của tháng đầu tiên trong quý là zero.
VLXD.org