DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Tổng quan thị trường xi măng trong nước năm 2015 và dự báo cho năm 2016

03/03/2016 - 06:21 CH

Năm 2015, diễn biến thị trường xi măng trong nước không có nhiều biến động, cung cầu xi măng khá cân bằng, giá xi măng vẫn giữ ổn định so với cuối năm 2015.

doithuong247

Diễn biến giá xi măng năm 2015

Giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng và giá cước vận tải có tăng trong năm 2015, tuy nhiên giá bán xi măng trong năm 2015 cơ bản giữ ổn định, không có xu hướng tăng.

Xi măng tại các nhà máy và giá bán lẻ xi măng trong năm 2015 vẫn giữ ổn định so với cuối năm 2014. Giá bán lẻ xi măng tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung phổ biến từ 1.050.000 -1.550.000 đồng/tấn; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000 -1.850.000 đồng/tấn.

Giá một số chủng loại xi măng của Vicem năm 2015
ĐVT: đồng/tấn
Đơn vị Chủng loại XM (bao) Giá bán 20/1/2015 Giá bán 20/12/2015
Công ty xi măng Hoàng Thạch PCB30 1.270.000 1.270.000
Công ty xi măng Hải Phòng PCB30 1.270.000 1.270.000
Công ty xi măng Bút Sơn PCB30 1.270.000 1.270.000
Công ty xi măng Bỉm Sơn PCB30 1.270.000 1.270.000
Công ty xi măng Tam Điệp PCB40 1.170.000 1.170.000
Công ty xi măng Hoàng Mai PCB40 1.250.000 1.250.000
Công ty xi măng Hải Vân PCB40 1.400.000 1.400.000
Công ty xi măng Hà Tiên 1 PCB40 1.705.000 1.705.000
(Giá giao trên phương tiện bên mua tại nhà máy và đã có thuế VAT)
Nguồn: Cục quản lý giá, Bộ Tài chính

Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng

Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ trong năm 2015 đạt 72 triệu tấn, đạt 100% kế hoạch năm 2015. Trong đó, lượng tiêu thụ nội địa ước đạt 55-55,5 triệu tấn, tăng 3-4% so với kế hoạch đề ra và tăng 9% so với năm 2014.

Mặc dù mức tăng của xi măng tiêu thụ nội địa chỉ ở con số 9% nhưng tính khối lượng vẫn cao hơn so với số lượng sụt giảm của xuất khẩu.

Trong năm 2015, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng do Nhà nước đã bố trí vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như hạ tầng giao thông, thủy điện, nhà ở xã hội… nên nhu cầu tiêu thụ xi măng xây dựng cơ sở hạ tầng tăng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản ấm lên kéo theo nhu cầu xây dựng tăng, tiêu thụ xi măng cho xây dựng nhà ở cũng tăng theo.

Năm 2015, đang khá cân bằng do giai đoạn suy thoái năm 2012 - 2013, ngành vật liệu đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, quy hoạch phát triển cho phù hợp tình hình thực tế. Theo đó, đã có 14 dự án được đưa ra khỏi quy hoạch; giãn tiến độ, hoãn thực hiện 14 dự án do dây chuyền sản xuất công suất, công nghệ lạc hậu, chủ đầu tư không có khả năng thực hiện... Bởi vậy, 76 dây chuyền xi măng đang hoạt động cho tổng công suất khoảng 81,56 triệu tấn là phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ. Hiện, các dây chuyền sản xuất xi măng đang hoạt động ở mức 95% công suất.

Vượt qua được giai đoạn khó khăn, hiện các doanh nghiệp xi măng vẫn duy trì sản xuất tốt, đảm bảo kết hoạch. Các doanh nghiệp vẫn hướng vào bạn hàng truyền thống.

Sản xuất và tiêu thụ xi măng
ĐVT: triệu tấn
doithuong247

Xuất khẩu:

Tính đến năm 2015, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 15,858 triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 667,92 triệu USD, giảm 24,9% về lượng và 26,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Bangladesh vẫn là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam. Tuy mặt hàng xi măng, clinker của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Bangladesh từ 5 năm trở lại đây song đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 30%/năm. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam đạt xấp xỉ 323 triệu USD, chiếm 35,37% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra nước ngoài, là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu xi măng, clinker của Việt Nam trong năm 2014.

Giá xuất khẩu xi măng: Năm nay giá xuất khẩu xi măng và clinker thấp hơn 2- 3 USD/tấn so với năm trước. Giá xuất khẩu xi măng 50- 51 USD/tấn; giá xuất khẩu clinker khoảng 32-33 USD/tấn.

doithuong247

Nguyên nhân dẫn đến giá và lượng xuất khẩu xi măng và clinker sụt giảm:

Hiện nay, thị trường xi măng thế giới có nhiều biến động do nguồn cung tăng, nhưng nhu cầu xây dựng tại một số quốc gia lại giảm, vì vậy các đối tác ép giá xuất khẩu. Những doanh nghiệp xuất khẩu xi măng giữ được giá bán là do ký hợp đồng dài hạn, trái lại những hợp đồng xuất khẩu ngắn hạn phần lớn đều bị giảm giá.

Từ đầu năm 2015 đến nay, sự thay đổi chiến lược của một số quốc gia xuất khẩu xi măng trong khu vực (điển hình là Trung Quốc, Thái Lan) đã tác động mạnh đến sản lượng và giá trị xuất khẩu của ngành xi măng Việt Nam. Năm 2015, dự kiến xuất khẩu từ 20 - 21 triệu tấn xi măng, tuy nhiên, trên thực tế, ngành xi măng cũng khó cán đích xuất khẩu 20 triệu tấn.

Đối thủ lớn nhất của xi măng xuất khẩu Việt Nam chính là xi măng Trung Quốc. Với tổng sản lượng lên tới 2,5 tỷ tấn xi măng, chiếm 60% sản lượng xi măng toàn cầu, giá chào xuất khẩu rẻ hơn từ 3 - 4 USD/tấn, lại ở ngay sát Việt Nam, sẽ rất khó cho doanh nghiệp Việt trong việc cạnh tranh để giữ khách hàng.

So với thị trường Việt Nam nơi có ngành công nghiệp xi măng lớn nhất Đông Nam Á. Có một khoảng cách lớn giữa Việt Nam và Thái Lan về số lượng nhà máy và công suất sản xuất. Tuy nhiên, những lợi thế đó lại đặt thị trường xuất khẩu xi măng Việt Nam vào những thách thức như nguồn cung tăng mạnh và cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nội địa để có khách hàng xuất khẩu.

Nhu cầu tiêu dùng xi măng từ các thị trường nhập khẩu chưa có dấu hiệu tăng, trong khi đó, nguồn cung xi măng của các quốc gia cạnh tranh lớn như Thái Lan lại tiếp tục gia tăng. Xi măng Thái Lan đã thâm nhập vào thị trường quốc tế từ rất lâu trong khi Việt Nam mới xuất khẩu xi măng và clinker từ năm 2010, sau nhiều năm phải nhập khẩu.

Bên cạnh việc nhu cầu tiêu thụ xi măng của các nước giảm thì có nguyên có nhiều nước tăng sản xuất nội địa lên, giảm nguồn cung từ nhập khẩu. Như Indonesia, một thị trường tiềm năng của Việt Nam hiện cũng đang giảm số lượng nhập khẩu xi măng từ Việt Nam do tăng nguồn cung từ sản xuất trong nước.

Trên thế giới có khoảng 104 nước xuất khẩu xi măng, 145 nước nhập khẩu xi măng, nguồn cung xi măng lớn từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… tăng mạnh khiến cạnh tranh xuất khẩu xi măng diễn ra ngày càng gay gắt. Trung Quốc và Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu xi măng, gia tăng cạnh tranh cả về giá và khối lượng.

Số liệu xuất khẩu clinker và xi măng năm 2015
 
 Thị trường Năm 2015
  Lượng (Tấn) Trị giá (USD)
Băngladesh 5.804.100 209.047.091
Philippin 2.242.859 92.381.819
Indonêsia 1.557.518 67857434
Đài Loan 1.050.398 42.874.408
Malaysia 824.911 38.437.614
Lào 378.092 28.926.338
Chilê 540.283 29.445.880
Modămbic 765.600 28.859.020
Pêru 465.464 25.680.770
Campuchia 415.993 23.465.616
Ôxtrâylia 358.583 14.678.349
Srilanka 387.194 14.016.432
Mianma 168.321 8.580.030
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Chính sách trong nước

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2020-2030, thời gian tới, ngành xi măng sẽ tập trung đầu tư theo định hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, ngành xi măng sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường.

Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong quy hoạch đã có lộ trình từng bước xóa bỏ công nghệ lạc hậu, đầu tư mở rộng các dự án có điều kiện về công nghệ, tài chính với công suất lớn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng xi măng.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xi măng, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát thực hiện các dự án xi măng theo kế hoạch để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, ưu tiên dự án, chủ đầu tư có năng lực, dự án nằm trong khu vực cạnh tranh xi măng không cao, bảo đảm vệ sinh môi trường...

Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Tài chính đưa hệ thống nhiệt thừa khí thải lò nung để phát điện vào danh mục đầu tư được vay vốn ưu đãi. Ðiều này được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp xi măng phát triển theo hướng hiện đại, tiết kiệm, thân thiện môi trường trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp.

Dự báo xu hướng năm 2016

Trong năm 2016, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước đạt khoảng 75 - 77 triệu tấn, tăng từ 4 - 7% so với năm 2015. Tỷ lệ tiêu thụ nội địa năm tới dự báo tăng lên mức 59 - 60 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu xi măng giảm xuống 16 - 17 triệu tấn.

Dù sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2016 tăng so với năm nay nhưng theo Bộ Xây dựng một số nhà máy xi măng trên cả nước vẫn không thể hoạt động hết công suất vì cầu trên thị trường không theo được cung. Tính đến cuối năm 2015, cả nước có 76 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế đạt 81,56 triệu tấn/năm.

Trong khoảng từ 1 - 2 năm tới đây, ngành xi măng dự kiến sẽ có thêm khoảng 6 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động như Xi măng Tân Thắng công suất 2 triệu tấn/ năm, Xi măng FiCO công suất 1,4 triệu tấn/ năm, Xi măng Công Thanh công suất 3,6 triệu tấn/ năm, Xi măng Sông Lam (giai đoạn 1) công suất 4 triệu tấn/ năm, Xi măng Thanh Liêm công suất 2,3 triệu tấn/ năm, Xi măng Xuân Thành công suất 4,5 triệu tấn/ năm.

Dự báo trong vòng 5 năm tiếp theo, công suất thiết kế ngành xi măng của Việt Nam sẽ chạm mốc 98,76 triệu tấn/ năm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ về sản lượng sản xuất xi măng đứng đầu Thế giới, khi 6 dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động vị trí này có thể sẽ thay đổi lên vị trí thứ 3 hoặc 4.

Dự báo giá xi măng vẫn tiếp tục ổn định do chi phí sản xuất cơ bản ổn định.

VLXD.org (TH/Nguồn: VITIC)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng