DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Xuất khẩu xi măng: Khách hàng đang rời bỏ Việt Nam

09/03/2017 - 03:45 CH

Chi phí xuất khẩu tăng vọt, các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam đang bế tắc và chịu lỗ nặng nề trong việc giữ khách hàng, thị trường và tồn tại cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Iran, Pakistan…
>> Sản xuất xi măng và nỗi lo cung - cầu
>> Xuất khẩu xi măng Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh về giá

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xi măng và clinker đang ở trong tình trạng vô cùng khó khăn khi chi phí xuất khẩu tăng vọt từ 3 - 5USD/tấn clinker (theo giá FOB bình quân 29USD/tấn) và tăng từ 6 - 7,5USD/tấn xi măng (tính theo giá FOB bình quân 50USD/tấn).

Là doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu xi măng, clinker thường xuyên, với quy mô công suất hơn 14 triệu tấn xi măng/năm. Cuối năm 2016, đưa 2 dây chuyền mới được đưa vào hoạt động, công suất 4,3 triệu tấn tại Đô Lương, Nghệ An, Tập đoàn Xi măng The Vissai cũng khẳng định, thực tế thời gian qua cho thấy, khách hàng nhập khẩu xi măng, clinker đang rời bỏ Việt Nam.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xi măng The Vissai cho biết, kể từ khi áp dụng hai Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 122/2016/NĐ-CP, mỗi tấn clinker và xi măng xất khẩu của Việt Nam đang gánh thêm chi phí thuế từ 4 USD/tấn đến 7 USD/tấn và, các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải oằn mình bù lỗ cho những tấn hàng xuất khẩu để giữ thị trường và uy tín với bạn hàng, đặc biệt với những thị trường và bạn hàng đã ký kết hợp đồng dài hạn.

 “Ngoài ra, với giá bán sau áp thuế xuất khẩu sẽ cao hơn hẳn các đối thủ trong khu vực, các các đối tác, bạn hàng, khách hàng đang mua xi măng, clinker sẽ phải từ bỏ thị trường Việt Nam, chuyển hướng sang mua của các thị trường khác trong khu vực có sự ổn định và giá bán cạnh tranh hơn nhiều”, ông Đạt khuyến cáo.
 
doithuong247

Mất khách hàng, sản lượng xuất khẩu giảm, cộng với giá xuất khẩu giảm sâu cả năm nay, các doanh nghiệp lo ngại dẫn đến hậu quả nặng nề cho ngành xi măng khi sự chậm hàng, ế ẩm và bế tắc từ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp xi măng sẽ ồ ạt giảm giá, khuyến mại để đưa hàng chục triệu tấn xi măng clinker quay lại thị trường nội địa.

Khi đó, sẽ gây ra sự hỗn loạn của thị trường xi măng trong nước, phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, giành giật lẫn nhau và cuối cùng có thể dẫn đến việc giải thể, phá sản hoặc bán công ty.
 
             Tháng 1/2017, xuất khẩu xi măng, clinker đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 48 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2016, xuất khẩu xi măng và clinker trong tháng 1/2017 đã giảm cả về lượng và trị giá với các mức tương ứng là 11,2% và 12%.
Tổng cục Hải quan
   
Trên thực tế, với nguồn cung xi măng đang lớn hơn cầu, cộng với các thị trường trong khu vực cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu, điển hình là Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia…, sự cạnh tranh để có được cái gật đầu từ khách hàng nhập khẩu đối với xi măng, clinker chỉ nằm trong mức chênh lệch từ 0.5USD – 1USD/tấn.  

Xuất khẩu xi măng của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục từ năm 2010 đến 2014 với đỉnh cao năm 2014 là xuất khẩu xấp xỉ 20 triệu tấn xi măng và clinker, doanh thu gần 1 tỷ USD, đứng nhất nhì trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, 2 năm 2015-2016 thì sản lượng xuất khẩu chỉ còn 16,2 triệu tấn và 14,7 triệu tấn. Đáng quan ngại là cùng với sự sụt giảm của sản lượng thì giá cũng tụt thê thảm.

Số liệu từ Hiệp hội Xi măng cho thấy, năm  2014, giá xuất khẩu FOB clinker từ 38-40USD/tấn, xi măng trên dưới 55USD/tấn, bắt đầu giảm từ năm 2015 đến nay.

Tại thời điểm này, giá xuất khẩu FOB clinker ở quanh mức 29USD/tấn, giảm 25% so với năm 2014, xi măng giảm còn 50USD/tấn. Nguyên nhân xuất khẩu xi măng clinker của Việt Nam giảm sút cả về số lượng và giá cả là do sức ép cạnh tranh từ xi măng Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước khác.

Các doanh nghiệp xi măng có hoạt động xuất khẩu lớn đồng loạt phản pháo, nếu tiếp tục thực hiện theo nội dung của 02 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và 122/2016/NĐ-CP thì sức cạnh tranh của xi măng clinker Việt Nam sẽ hoàn toàn không còn, các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng chắc chắn sẽ thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc phải bán lại, gia tăng các thương vụ bị  thôn tính bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
 
Nguyên nhân xuất khẩu xi măng clinker của Việt Nam giảm sút cả về số lượng và giá cả là do sức ép cạnh tranh từ xi măng Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước khác. Vì vậy, nếu tiếp tục thực hiện theo nội dung của 02 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và 122/2016/NĐ-CP thì sức cạnh tranh của xi măng clinker Việt Nam sẽ hoàn toàn không còn, các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng chắc chắn sẽ thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc phải bán lại, bị thôn tính bởi các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam
 

VLXD.org (TH/Báo Đầu tư)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng