1. Phân loại gạch bóng kiếng
Gạch bóng kiến được sử dụng để ốp lát thay thế cho
gạch men cao cấp ở một số vị trí trung tâm hoặc cần lấy sáng. Gạch được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại phổ biến, được phân chia dựa trên đặc điểm cũng như ứng dụng của nó, đó là:
- Gạch bóng kiếng toàn phần: Còn gọi là gạch kính với đặc trưng là từ trên xuống dưới đều được làm từ một chất liệu (bột đá và các chất
phụ gia), nung ở nhiệt độ 1.200 độ C, vì vậy mà có khả năng cách nhiệt - cách âm tốt, hút nước thấp và ít mài mòn. Gạch kính thường được sử dụng cho những không gian không cần “phá vỡ” sự ngăn cách, chẳng hạn như cầu thang, không gian liên thông giữa phòng ăn và nhà bếp hay nhà tắm.
- Gạch bóng kiếng 2 lớp hoặc 2 da: Loại gạch này có mặt nhiều trên thị trường bởi hội tụ nhiều ưu điểm của gạch kiếng đồng chất mà giá thành lại rẻ hơn nhiều.
- Gạch bóng kiếng tráng men hoặc 1 da: Đương nhiên so với 2 loại gạch kiếng nói trên thì loại này có giá thành rẻ hơn và chất lượng cũng không bằng, tuy nhiên, bù lại gạch đa dạng về mẫu mã, màu sắc... mang đến nhiều sự lựa chọn cho nhiều công trình.
2. Hướng dẫn chọn gạch bóng kiếng
Tốt nhất nên lựa chọn gạch bóng kiếng 2 da
Trong 3 loại gạch bóng kiếng nói trên thì gạch bóng kiếng 2 da được khuyến khích sử dụng hơn cả bởi gạch có bề mặt sáng bóng, vân đẹp, chất lượng bền bỉ (độ mài mòn, độ phai màu, khả năng chống trầy tốt). Và quan trọng hơn cả, giá thành của gạch nằm trong khoảng cho phép, chỉ chênh lệch từ 15.000 - 20.000 đồng/m2.
Ngoài ra, có thể lựa chọn gạch theo chức năng sử dụng của không gian. Chẳng hạn như không gian đi lại nhiều như phòng khách, tầng 1 thì nên chọn gạch bóng kiến toàn phần hoặc 2 da để đảm bảo khả năng đẹp, bền, chịu lực, va đập, mài mòn và kháng nước. Ngược lại, gạch 1 da nên sử dụng cho những không gian ít đi lại như phòng ngủ, nhà tắm...
Lựa chọn kích cỡ gạch phù hợp
Bất cứ loại gạch nào cũng cần lưu tâm đến vấn đề kích thươc, bên cạnh các yếu tố mẫu mã, màu sắc hay họa tiết. Và gạch bóng kiếng cũng không ngoại lệ. Gạch bóng kiếng có 2 kích thước cơ bản là 60 x 60 và 80 x 80 (cm), tùy vào diện tích không gian mà chọn 1 trong 2 kích thước này.
Chẳng hạn như nếu ngôi nhà có bề ngang rộng hơn 6m thì nên ưu tiên sử dụng gạch kích thước 80 x 80 (cm) để giảm đường liên kết giữa các viên gạch, tạo không gian sang trọng và rộng rãi cho ngôi nhà. Ngược lại, nhà có bề ngang dưới 4,5 m thì gạch kích thước 60 x 60 là thích hợp hơn.
Theo TCXD