DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Kinh nghiệm chọn sơn chống nóng, cách nhiệt

02/03/2018 - 05:31 CH

Kiến trúc xanh, công trình xanh đang là xu hướng được nhiều khách hàng, chủ đầu tư lựa chọn hiện nay. Để có công trình xanh, thì các vật liệu từ gạch, bê tông, kính, sơn… cũng đòi hỏi phải “xanh”, nhưng lựa chọn sơn như thế nào là một vấn đề không dễ.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thế giới đã chứng minh, việc ứng dụng kiến trúc xanh, phương pháp xây dựng xanh để tạo lập những công trình xanh sẽ mang lại rất nhiều giá trị gia tăng cho dự án và thị trường bất động sản.

Trong đó, một công trình xanh đúng nghĩa phải được thực hiện ngay từ khâu thiết kế, đến lựa chọn vật liệu và phương pháp xây dựng, vận hành. Trong các loại vật liệu xanh, sơn được đánh giá là một loại không thể thiếu để tạo nên một công trình xanh. Thậm chí, nhiều nhà dân cũng đã sử dụng loại sơn “xanh”, nhất là sơn chống nóng, sơn cách nhiệt.

doithuong247

Chia sẻ với phóng viên, đại diện Công ty 4Oranger Co.,Ltd cho biết, hiện nay, sơn “xanh” đang dần có chỗ đứng trên thị trường. Riêng với 4Oranger, sản phẩm sơn chống nóng, cách nhiệt đảm bảo tiêu chí môi trường chiếm gần 10% doanh thu của toàn Công ty.

Tương tự, TS. Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hóa dầu công nghệ cao Hi-Pec cho hay, hiện nay, sơn chống nóng, cách nhiệt không chỉ được dùng cho công trình nhà ở, mà còn dùng cả trong các công trình giao thông đường bộ, nhằm giảm nhiệt độ đường.

“Chính vì vậy, trong công trình xanh rất cần và không thể thiếu các loại sơn chống nóng, cách nhiệt”, TS. Hải nhấn mạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia, mỗi sản phẩm có thế mạnh riêng, nhưng trong các dòng sơn chống nóng có mặt tại thị trường Việt Nam hiện nay, thì sơn Graphenstone (Tây Ban Nha) được đánh giá có nhiều tính ưu việt. Loại sơn được Mỹ đánh giá là một trong những chất phản nhiệt tốt, lên đến 88% trong việc chống nóng, cách nhiệt, nó có thể giảm nhiệt độ xuống 37oC và đã có chứng chỉ xanh của Singapore.

Sơn loại sơn trên, nhiệt độ trong nhà có thể giảm 13oC, trong khi các dòng sơn khác chỉ giảm được tối đa 5oC. Ngoài ra, loại sơn này giảm tiêu hao năng lượng, hấp thụ CO2, không độc hại, chống nồm ẩm, không hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC=0), dễ lau chùi, diệt khuẩn, lọc không khí đạt tiêu chuẩn cao về môi trường xanh.

Tuy nhiên, để nhận biết các dòng sơn cách nhiệt, chống nóng với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không phải dễ.

Về việc lựa chọn sơn, TS. Hải chia sẻ, để lựa chọn sản phẩm tốt, trước hết phải căn cứ vào chứng chỉ của đơn vị độc lập, xem sản phẩm đó có được các đơn vị độc lập uy tín cấp chứng chỉ xanh hay không. Tiếp đến, cần phải tìm hiểu khả năng cách nhiệt, chẳng hạn như chứng nhận của Mỹ về khả năng phản nhiệt (88% là cao nhất), không chứa các kim loại nặng, độc tố hữu cơ…

Ngoài ra, theo TS. Hải, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu xem sản phẩm đó có xác nhận nhiệt độ giảm được bao nhiêu độ. Bởi hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm vẫn lập lờ đánh lận con đen, chỉ nói nói chung chung là giảm nhiệt độ được từ 15 - 25oC, nhưng không cụ thể là nhiệt độ đo trên bề mặt hay nhiệt độ đo trong phòng.

Đây là hai thông số nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ trên bề mặt và không khí trong phòng phải từ 8 - 10oC mới đạt yêu cầu. Hơn nữa, cũng cần chú ý đến tuổi thọ của sản phẩm, những sản phẩm có tuổi thọ 3 - 5 năm sẽ không đạt yêu cầu và tốn kém, mà phải trên 10 năm, thời gian bảo hành phải từ 3 - 5 năm.

“Nhiều hãng quảng cáo giá thành rẻ, nhưng người tiêu dung cần phải biết độ dày bề mặt sơn là bao nhiêu. Ví dụ anh bảo rẻ, nhưng độ dày lại hơn 1 mm và anh giá đắt, nhưng chỉ 0,5 mm thì giá cả khác nhau hoàn toàn. Vì vậy, khi mua, người tiêu dùng nên hỏi giá cho 1 m2 và giảm cho 1 nhiệt độ trong không khí là bao nhiêu”, ông Hải khuyến nghị thêm.

Cũng theo ông Hải, hiện nay, rất nhiều người chọn các vật liệu thay thế như tấm xốp, hay tấm tráng nhôm, túi khí trong cách nhiệt..., nhưng những chất trên không cách nhiệt, mà chỉ giảm nhiệt vì nó không phản nhiệt.

“Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống có 9% là tia tử ngoại, 40% là tia sáng nhìn được, 51% là tia hồng ngoại. Tia sáng nhìn được gây ra nhiệt nóng, nên người ta muốn giảm nóng, việc đầu tiên nhất là phải phản nhiệt được. Do đó, sơn chống nóng, cách nhiệt vẫn là lựa chọn không thể thay thế hiện nay cho các công trình xanh kể cả thế giới và Việt Nam”, TS. Hải chia sẻ.
 
VLXD.org (TH/ Đầu tư BĐS)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng