DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bê tông

Công nghệ bê tông ở Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng

05/11/2016 - 02:35 CH

Tại Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 (ACF 2016) với chủ đề “Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai” vừa diễn ra mới đây ở Hà Nội, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) cho rằng, công nghệ bê tông ở Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng trong những năm gần đây.
>> Ứng dụng KHCN phát triển bê tông bền vững cho các công trình
>> Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai

Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 (ACF 2016)
là Hội nghị quốc tế có uy tín trên thế giới, tập trung nhiều nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà làm chính sách về lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măngbê tông.

Cũng như ở các nước khác trên thế giới, các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng chủ yếu. Năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông).

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93-95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113-115 triệu tấn.

Việc tăng sản lượng xi măng để phục vụ nhu cầu xây dựng của Nhà nước và người dân cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác đá vôi, đất sét là các nguyên liệu chính sản xuất xi măng, đồng thời gây phát thải khí nhà kính trong quá trình nung nguyên liệu chế tạo clinker và các công đoạn sản xuất khác của xi măng.

Sản xuất bê tông không chỉ cần xi măng mà đồng thời cát, đá thiên nhiên cũng được khai thác để làm cốt liệu. Việc khai thác các nguyên liệu từ thiên nhiên thực tế có ảnh hưởng đến môi trường sống và sẽ dẫn đến nghiêm trọng nếu công tác khai thác không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Quốc hội cũng đã phê duyệt thông qua các Luật như Luật Xây dựng 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Đầu tư 2014 và gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị đinh 24A về quản lý vật liệu xây dựng.

Trong những văn bản cao nhất của Việt Nam, chúng ta đều nhấn mạnh việc phát triển xây dựng trong đó có VLXD phải đảm bảo việc hài hòa giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và vấn đề về môi trường.

doithuong247
Công nghệ bê tông ở VN đã hội nhập quốc tế sâu rộng trong những năm gần đây.

Về vấn đề ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp Việt, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) cho rằng, công nghệ bê tông ở VN đã hội nhập quốc tế sâu rộng trong những năm gần đây.

Đây là hướng đi đúng của doanh nghiệp Việt trong việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng. Những nhóm công nghệ chính về bê tông, những công nghệ về bê tông cường độ cao, chất lượng cao, chúng ta đã áp dụng rất thành công với những công trình cao tầng, trong tốc độ đô thị hóa.

Ở những năm 1986, ví dụ ở Hà Nội, tòa nhà cao nhất là tòa nhà khách sạn Thăng Long 11 tầng, năm 1996, chúng ta hội nhập quốc tế thì công trình như khách sạn Sofitel Plaza (đường Thanh Niên) công trình cao tầng những năm 1990 cũng đã áp dụng công nghệ về bê tông cường độ cao và chất lượng cao vào lúc đó.

Hiện nay, những tòa nhà cao tầng từ 20 đến 50 tầng khá phổ biến ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM. Công nghệ bê tông đã được ứng dụng ở đây với cường độ cao và chất lượng cao tăng lên nên tiết diện, kích cỡ của các cấu kiện sẽ được thu hẹp lại. Đồng thời sản lượng bê tông cho một công trình cũng thấp xuống, như vậy vật liệu xi măng cũng như tài nguyên thiên nhiên có thể giảm được phần nào.

Ví như công trình Thủy điện Sơn La với công suất 2.400MW, lớn nhất Đông Nam Á (có chiều cao đập bê tông 138m, dung tích hồ chứa 9,26 tỉ m3), đã được hoàn thành năm 2012, sớm 3 năm so với tiến độ ban đầu đề ra, cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm 10.246 tỉ kWh; cụm công trình Cảng Hàng không quốc tế T2 Nội Bài và cầu Nhật Tân tại Thủ đô Hà Nội được hoàn thành năm 2015, và nhiều nhà cao tầng, các khu đô thị mới hoàn thành gần đây đã góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng, miền trong cả nước.

Các công nghệ xây dựng nhà cao tầng (móng cọc khoan nhồi, kết cấu khung nhà sử dụng bê tông cường độ cao 50 -80MPa,...) trong những năm 2000 cũng đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể của ngành xây dựng. Đồng thời, các công nghệ vật liệu xây dựng sử dụng bê tông nhẹ chất lượng cao, bê tông bọt, bê tông khí, thân thiện môi trường cũng đã và đang được các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trong xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, theo ông Phan Khắc Long, Chủ tịch HĐQT- TGĐ Công ty CP đầu tư Phan Vũ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước thách thức. Thách thức thứ nhất là công nghệ, công nghệ phải ngang tầm với thế giới. Giải quyết bài toán đầu tiên là bài toán công nghệ phải phù hợp với thế giới.

Thứ hai là bài toán về năng suất, chúng ta đang rất khó cạnh tranh, mặc dù bê tông hiện nay rất đắt nhưng vẫn có những nước nhập khẩu bê tông cấu kiện vào Việt Nam. Chúng ta đang phải giải bài toán kết cấu phải mới, công nghệ phải mới và phải bảo đảm mới có thể phát triển được ngang tầm với thế giới.

“Việc ứng dụng KHCN về bê tông hiện giờ, tôi cho rằng là rất cấp bách. Vấn đề môi trường là một vấn đề chúng ta phải phát triển, đừng nghĩ rằng bê tông là một ngành không thể phát triển xanh, tôi cho rằng chúng ta phải phát triển bê tông theo hướng phát triển xanh và bền vững.

Việc tận dụng phế thải và tái tạo phế thải cho bê tông là một giải pháp rất tốt. Và để thực hiện được hiệu quả, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ về cơ chế một cách cụ thể của nhà nước, để doanh nghiệp được tạo điều kiện, người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng, đón nhận sản phẩm mới một cách tự nhiên.” - ông Long nhấn mạnh.

Theo LĐTĐ
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng