DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bê tông

Phân loại bê tông cốt thép

12/05/2015 - 09:29 CH

Bêtông cốt thép là vật liệu xây dựng phức hợp do hai loại vật liệu là bêtông và thép có đặc trưng cơ học khác nhau cùng phối hợp chịu lực với nhau.
Bêtông là loại vật liệu phức hợp bao gồm xi măng (chất kết dính), cát, sỏi - đá (cốt liệu) kết lại với nhau dưới tác dụng của nước. Cường độ chịu nén của Bê tông cao. Cường độ chịu kéo của bêtông nhỏ hơn cường độ chịu nén rất nhiều (8 - 15 lần).

Cốt thép là loại vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều rất tốt. Do đó nếu đặt lượng cốt thép thích hợp vào tiết diện của kết cấu thì khả năng chịu lực của kết cấu tăng lên rất nhiều.

Bêtông và cốt thép cùng làm việc được với nhau là do Bêtông khi đóng rắn lại thì dính chặt với thép cho nên ứng lực có thể truyền từvật liệu này sang vật liệu kia.


Cấu tạo bê tông cốt thép

Tùy vào các phân loại theo các tiêu chí và phương pháp khác nhau ta có tên gọi các loại bê tông cốt thép khác nhau:

Phân loại bê tông cốt thép theo phương pháp thi công:

Bê tông cốt thép đổ toàn khối: ghép cốp pha và đổ bêtông tại công trình, điều này đảm bảo tính chất làm việc toàn khối (liên tục) của bêtông, làm cho công trình có cường độ và độ ổn định cao.

Bê tông cốt thép lắp ghép:  Chế tạo từng cấu kiện (móng, cột, dầm, sàn,…) tại nhà máy, sau đó đem lắp ghép vào công trình. Cách thi công này đảm bảo chất lượng bêtông trong từng cấu kiện, thi công nhanh hơn, ít bị ảnh hưởng của thời tiết, nhưng độ cứng toàn khối và độ ổn định của cả công trình thấp

Bê tông cốt thép nửa lắp ghép: có một số cấu kiện được chế tạo tại nhà máy, một số khác đổ tại công trình để đảm bảo độ cứng toàn khối và độ ổn định cho công trình. Thường thì sàn được lắp ghép sau, còn móng, cột, dầm được đổ toàn khối.


Cấu tạo bê tông cốt thép toàn khối và bê tông cốt thép lắp ghép
 
Phân loại theo trạng thái ứng suất khi chế tạo:

Bêtông cốt thép thường: khi chế tạo, cốt thép ở trạng thái không có ứng suất, ngoài nội ứng suất do co ngót và giãn nở nhiệt của bêtông. Cốt thép chỉ chịu ứng suất khi cấu kiện chịu lực ngoài (kể cả trọng lượng bản thân).

Bêtông cốt thép ứng suất trước: căng trước cốt thép đến ứng suất cho phép (sp), khi buông cốt thép, nó sẽ co lại, tạo ứng suất nén trước trong tiết diện bêtông, nhằm mục đích khử ứng suất kéo trong tiết diện bêtông khi nó chịu lực ngoài hạn chế vết nứt và độ võng. 

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng