DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Nội thất

Nên làm tủ bếp bằng gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp?

16/09/2016 - 03:25 CH

Sử dụng tủ bếp gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp? Đó luôn là câu hỏi được đặt ra đối với mỗi gia đình khi cần thi công hạng mục này. Hãy cùng chúng tôi đánh giá các các ưu, nhược điểm của từng loại vật liệu trên để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho căn bếp nhà bạn nhé!
1. Gỗ tự nhiên

Người Việt vẫn có quan niệm "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", vì vậy chất liệu gỗ tự nhiên vẫn được xem là lựa chọn hàng đầu với nhiều gia đình truyền thống. Các loại gỗ tự nhiên thường được sử dụng làm tủ bếp là gỗ sồi Mỹ, gỗ xoan đào, gỗ căm xe, gỗ tràm bông vàng... Tùy thuộc vào mức tài chính của mình mà gia chủ có thể chọn cho chất liệu thích hợp để làm tủ bếp gỗ.
 
doithuong247
Tủ gỗ sồi sơn màu trắng. Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet

• Ưu điểm: Tủ bếp bằng gỗ tự nhiên luôn cứng cáp và bền bỉ hơn các dòng gỗ khác, nhất là tủ bếp lại là nơi nằm trong khu vực nấu nướng dẫn đến hơi nước bốc lên từ việc nấu ăn, hoặc từ bồn rửa chén văng ra, hay lau nhà…
 
doithuong247
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Sử dụng tủ bếp gỗ tự nhiên sẽ tránh được tình trạng cong vênh do tiếp xúc với nhiệt độ cao hay bong tróc sau một thời gian dài sử dụng như gỗ công nghiệp. Vân gỗ khá đẹp, nếu bạn biết cách khéo léo phối hợp với các nội thất khác như quầy bar gỗ, cửa gỗ tự nhiên, bàn ăn…cùng 1 tông sẽ làm cho căn phòng bếp trở nên rất sang.

• Nhược điểm: Giá thành chính là trở ngại lớn nhất đối với các gia chủ khi đứng trước sự lựa chọn tủ bếp gỗ dạng này. Nhưng xét về lâu dài, tủ bếp bằng gỗ tự nhiên là 1 khoản đầu tư xứng đáng.

2. Gỗ công nghiệp

Ngày nay, nhiều gia đình trẻ, đặc biệt là các gia đình ở chung cư thường chuộng dòng tủ bếp từ chất liệu công nghiệp vì tính bóng sáng, bắt mắt và rất hiện đại của dòng vật liệu này.

Khi nhắc đến gỗ công nghiệp sử dụng làm tủ bếp, trên thị trường lại chia nhỏ ra các dòng: gỗ MDF chống ẩm sơn 2K, Laminate, Acrylic.

Khi lựa chọn làm đồ nội thất nói chung hay tủ bếp nói riêng làm bằng vật liệu laminate hoặc acrylic thì vẫn cần lựa chọn cốt gỗ (gỗ để dán laminate và acrylic lên). Cốt gỗ có thể là MDF, MFC, gỗ nhựa...Đối với tủ bếp thì cốt thường là loại chống ẩm: MFC chống ẩm hay MDF chống ẩm hoặc gỗ nhựa.

Tủ bếp gỗ MDF chống ẩm sơn 2K

Có khá nhiều độ dày có thể sử dụng làm tủ bếp gỗ MDF, nhưng phần lớn sử dụng tiêu chuẩn gỗ công nghiệp có độ dày 18mm, 25mm. Về cơ bản ván MDF được cấu tạo từ những hạt gỗ xay mịn ra và kết cấu lại với nhau bằng keo.

Chất lượng của ván phần lớn phụ thuộc vào mật độ của các hạt gỗ. Và ngày nay, hầu như chúng ta không biết chính xác được nhà sản xuất sử dụng hạt gỗ gì để làm ván MDF cả. Về mặt bên ngoài sẽ phủ lớp veneer.

• Ưu điểm: Tủ bếp làm bằng ván MDF thi công khá nhanh và gọn, giá thành lại rất rẻ. Có thể nói là rẻ nhất trong số các loại tủ bếp hiện nay. Có thể sơn được nhiều màu và trông khá trơn tru, sạch sẽ.

• Nhược điểm: Tủ bếp gỗ MDF sau khi hết thời gian bảo hành thường có hiện tượng bong tróc hoặc sụt nở kết cấu gỗ khi việc nấu nướng làm thoát 1 lượng hơi nước kèm nhiệt độ lớn. Dù là đã qua quá trình xử lý chống ẩm trong cốt gỗ nhưng vẫn có 1 lượng xác suất thấm nước nhất định. Khuyến cáo nên dùng phụ kiện cao cấp để tăng tuổi thọ cho tủ.

Tủ bếp gỗ dán laminate

Vật liệu gỗ laminate hiện được ứng dụng rất rộng và phổ biến ở châu Âu. Vật liệu này được dùng chuyên làm bề mặt thay thế cho gỗ tự nhiên trong trang trí nội thất đang là xu thế chung của thế giới.

Chất liệu gỗ Laminate hày còn được gọi bằng một cái tên khác là Fomica được sản xuất dựa trên công nghiệp in màu cao cấp trên giấy Graft – một loại giấy cao cấp. Vật liệu được chế biến theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), bao gồm 3 lớp đế chủ yếu là bột giấy được ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ). Trên bề mặt có 2 lớp, một lớp tạo mỹ thuật bằng kỹ thuật in và một lớp melamine resin bảo vệ bề mặt. Tiêu chuẩn thông thường một tấm có kích thước 1.220 x 2.440 mm bề dày 0,8 mm. Sản phẩm có nhiểu loại: bề mặt mờ (matt), mịn (satin), mặt gỗ tự nhiên, mặt thuỷ tinh…
 
doithuong247
Tủ gỗ laminate. Nguồn ảnh: Internet

Chọn lựa tủ bếp gỗ Laminate, bạn có thể lựa chọn được nhiều màu sắc hoặc phối màu theo ý thích của mình ví dụ M màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật.

• Ưu điểm: Ưu điểm vượt trội của tủ bếp gỗ Laminate là khả năng chống xước, chống va đập và kháng ẩm và mối mọt tốt.

Tấm Laminate có tính chịu lực cao, không thấm nước. Màu sắc đồng đều và có thể uốn cong cho các yêu cầu của nội thất, tính uốn cong này giúp cho các bo góc lượn tròn rất tiện dụng trong thi công. Đây là một điểm vượt trội mà ít loại sản phẩm nào có được.

Sự phong phú về mẫu tạo ra nhiều lựa chọn, chỉ riêng vân gỗ đã có trên 40 mẫu. Là loại laminate dùng cho những nơi công cộng, có cường độ sử dụng nhiều, tiếp xúc liên tục với nước, chịu được nắng mưa. Sản phẩm này có thể dùng ngoài trời như ốp mặt tiền, bảng hiệu… chính vì vậy sản phẩm có đế dày từ 4mm- 25mm để chịu sự va chạm và tác động của môi trường.

• Nhược điểm: Cũng giống như tủ bếp đóng bằng MDF chống ẩm thì khả năng chịu lực khá kém vì là cốt ván MDF hoặc HDF dán laminate lên nên tuổi thọ thường không cao và cần phải sử dụng phụ kiện cao cấp (đắt tiền).

Tủ bếp acrylic bóng gương

Acrylic hay còn gọi là mica là vật liệu có độ dẻo cao. Khác với mica thông thường, đây là dòng nhựa trong suốt có màu lấp lánh, được sản xuất trên công nghệ hiện đại sau đó cán mỏng tạo màng. Do yêu cầu chất lượng cao trong quá trình thiết kế thi công tủ bếp nên các tấm Acrylic chủ yếu được nhập khẩu từ các nước sản xuất đạt tiêu chuẩn. Tủ bếp acrylic là đại diện cao cấp nhất trong dòng tủ công nghiệp.
 
doithuong247
Tủ bếp acrylic. Nguồn ảnh: Ịnternet

• Ưu điểm: Do được ép kĩ thuật cao trên cốt gỗ công nghiệp MDF chống ẩm nên nó mang nhiều ưu điểm trong quá trình thiết kế và thi công: quá trình sử dụng lâu dài không bị cong vênh, không thấm nước, không bi mối mọt tấn công và dễ uốn nên có thể thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau đồng thời phối hợp được nhiều màu sắc đa dạng tạo được kiểu dáng sang trọng hiện đại trong phòng bếp.

• Nhược điểm: Cũng giống như tủ bếp đóng bằng MDF chống ẩm thì khả năng chịu lực khá kém, kỹ thuật gia công ép acrylic đòi hỏi máy móc đầu tư kỹ nên nguyên liệu đầu vào khá cao dẫn đến giá thành tủ rất cao, thậm chí cao hơn gỗ tự nhiên lọa trung bình như sồi chẳng hạn. Tủ dạng này cũng yêu cầu sử dụng phụ kiện cao cấp để tăng tuổi thọ cho tủ.

Theo Reatimes
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng