DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Nội thất

Thị trường đồ gỗ và nội thất thu hút doanh nghiệp nước ngoài

18/12/2018 - 04:19 CH

Với mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/năm trong những năm qua, thị trường đồ gỗ và nội thất trong nước đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Thị trường 4 tỉ đô la

Hội chợ đồ gỗ và trang trí nội thất Vifa Home 2018 có gần 20 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam tham gia, như Scansia Pacific, Đức Lợi, Nguyễn Thanh, Royal Funiture, Square Home, Woac, Funiture Maker... Thông qua hội chợ, các doanh nghiệp muốn nắm bắt nhu cầu của khách hàng trong nước để kịp thời có những điều chỉnh trong sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), điều này cho thấy các nhà xuất khẩu đồ gỗ sau nhiều năm “chinh chiến” ở thị trường quốc tế, họ đang chú ý trở lại và không muốn bỏ lỡ cơ hội ở thị trường trong nước.

Cơ hội đó nằm ở đà tăng trưởng đều đặn khoảng 8% của thị trường đồ gỗ trong nước liên tục trong bảy năm qua. Năm ngoái, mức tiêu dùng nội địa đối với đồ gỗ ước đạt trên 3,2 tỉ đô la Mỹ. Ông Hạnh dự báo con số của năm nay có thể cán mốc 4 tỉ đô la. Các nhà sản xuất và kinh doanh mặt hàng này cho rằng thị trường sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới. Đáng chú ý là tác động từ đà tăng trưởng của ngành xây dựng (có thể chiếm tới 40% nhu cầu về mặt hàng này), nhất là ở phân khúc công trình trung và cao cấp. Đặc biệt, thời gian gần đây, trong mua sắm công, Chính phủ có sự khuyến khích chọn các nhà cung cấp đồ gỗ trong nước.

doithuong247

Theo HAWA, số liệu của cơ quan hải quan cho thấy nhập khẩu đồ gỗ bình quân mỗi năm chưa đến 70 triệu đô la. Nghĩa là cho đến nay, doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đang kiểm soát “sân nhà”. Đạt được điều này, theo ông Hạnh, bên cạnh việc hiểu được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong nước đã chịu khó đầu tư máy móc, kỹ thuật mới vào sản xuất hàng chất lượng cao. Những yêu cầu cung cấp hàng “may đo” theo nhu cầu riêng biệt cũng được đáp ứng. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng được quan tâm nhiều hơn. Đó là những lợi thế mà doanh nghiệp trong nước đang nắm giữ.

Đón cơ hội từ xu hướng sống “xanh”

Theo các chuyên gia, sống “xanh” đang là xu hướng rõ rệt trên thế giới. Đây cũng là “thông điệp” lý tưởng cho sự phát triển của công nghiệp gỗ. Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA, trong xây dựng, trang trí các công trình, các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ có thể tái chế. “Các nhà khoa học đã chứng minh tiêu dùng gỗ thay cho xi măng, sắt thép, nhựa... là giải pháp môi trường”, ông Phương nói.

Còn theo ông Huỳnh Văn Hạnh, khi xu hướng sống “xanh” trở nên phổ biến, thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn nhu cầu chính đáng này của khách hàng thì mới có thể tồn tại. Xu hướng này buộc các nhà sản xuất phải điều chỉnh, chọn lựa những giải pháp phù hợp hơn. Đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Việc đón đầu làn sóng sống xanh lan tới Việt Nam là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến gỗ và nội thất. Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, hơn 80% người Việt được hỏi sẵn sàng chi trả cao hơn để mua các sản phẩm có cam kết về những tác động tích cực đến môi trường và xã hội; 80% lo ngại các tác hại lâu dài của nguyên liệu nhân tạo; 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.

Thách thức từ dấu hiệu “lấn sân”

Từ mấy năm trước, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất của nước ngoài đã “dòm ngó” thị trường đồ gỗ tiềm năng ở Việt Nam.

Hồi năm ngoái, Inter Ikea Holding (công ty quản lý thương hiệu đồ gỗ Ikea) cho biết Nam Mỹ và Đông Nam Á nằm trong tầm ngắm của hãng nội thất này. Tại Đông Nam Á, Ikea lên kế hoạch đến Việt Nam và Philippines sau khi họ đã có cửa hàng tại Malaysia và Thái Lan.

Đáng chú ý là nhu cầu tiêu dùng trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao ở phân khúc hàng cao cấp nên nhiều doanh nghiệp của châu Âu tăng cường mở rộng thị trường. Trong hai năm qua đã có nhiều thương hiệu nội thất cao cấp xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Gần đây thì có chương trình xúc tiến thương mại do Thương vụ Ý tổ chức tại TPHCM với sự tham gia của bảy thương hiệu nội thất gồm: Badari Lighting, Cantori, Diemme Cucine, Formitalia, Officina Luce, Sicis và Versace Home nhằm tìm kiếm nhà phân phối tại Việt Nam. Đây là một sự “chuyển mình” của thị trường nếu so với cách nay vài năm trở về trước, khi người tiêu dùng không dễ dàng tìm thấy những thương hiệu nội thất đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam. Giờ thì họ đã có thể mua sắm hàng thương hiệu Heritage, Bentley Home, Bugatti Home... thông qua đơn vị phân phối độc quyền. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Concetti, giá trị nhập khẩu hàng nội thất của Việt Nam tăng 33%/năm trong ba năm qua, trong đó, hàng Ý dẫn đầu nhóm hàng từ khu vực châu Âu.

Theo các doanh nghiệp, tầng lớp những người khá giả mới nổi ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, tạo ra phân khúc thị trường cao cấp mà trước đây chưa thật rõ ràng. Chính điều này đã thu hút nhiều thương hiệu nội thất cao cấp quốc tế đến Việt Nam. Điều này có thể khiến các thương hiệu nội thất của Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh. Nhưng nhìn một cách tích cực, nó sẽ góp phần hình thành một phân khúc thị trường hàng nội thất cao cấp mới, cũng nhờ đó mà giá cả của các thương hiệu nội địa sẽ trở nên phù hợp hơn với người tiêu dùng, chưa kể doanh nghiệp trong nước có cơ hội học theo chất lượng và mẫu mã của những thương hiệu lớn.

Điểm yếu có thể kể tới của doanh nghiệp trong nước vẫn là thương hiệu chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Một số doanh nghiệp tuy đã đầu tư khâu thiết kế, phát triển sản phẩm riêng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng chưa đẩy mạnh được kênh bán hàng. Thực tế cho thấy để bán được hàng, nhiều doanh nghiệp vẫn phải tự mang sản phẩm đi giới thiệu, tiếp thị và gặp không ít khó khăn. Theo các chuyên gia, ngay cả hàng nội thất chất lượng xuất khẩu của Việt Nam (vốn là hàng gia công, xuất khẩu mang thương hiệu nước ngoài) khi muốn quay lại thúc đẩy tiêu thụ ở thị trường trong nước cũng không dễ tìm được kênh phân phối phù hợp; không dễ mở cửa hàng bán lẻ (vì chi phí mặt bằng cao...); hay số lượng đặt hàng từ nhà bán lẻ nội địa không đủ nhiều để có thể sản xuất hàng loạt.

Nên các chuyên gia cho rằng, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần phải có chiến lược tiếp thị sản phẩm ở thị trường nội địa một cách hiệu quả hơn. Cũng đã đến lúc cần có đầu mối cho ngành gỗ để doanh nghiệp trong nước có thể “đứng hai chân”: vừa xuất khẩu vừa không bỏ lỡ thị trường nội địa.

VLXD.org (TH/ TBSG)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng