DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ người tiêu dùng

Doanh nghiệp - người tiêu dùng cần chủ động thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

18/04/2011 - 02:03 CH

Sau hơn 4 năm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp đang tăng lên. Nhiều doanh nghiệp còn nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều nước trên thế giới.



Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vi phạm về sở hữu công nghiệp diễn ra tràn lan.

Bên cạnh đó, số lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Rất ít doanh nghiệp có phòng hoặc bộ phận cán bộ chuyên trách quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mình.

Phạm vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trong nhiều lĩnh vực: Từ hàng tiêu dùng như điện tử, điện lạnh, xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, mỹ phẩm, gas… nhỏ nhất như tăm tre, bông tai cũng bị làm nhái. Việc sao chép băng đĩa, in sách lậu, phần mềm, sở hữu công nghiệp... diễn ra ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Thậm chí, cả chứng từ, tem hàng nhập khẩu, tem chống hàng giả cũng bị làm giả.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), năm 2010 trên phạm vi cả nước có 1.632 vụ bị xử lý về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm với tổng số tiền phạt gần 5 tỷ đồng. Số vụ xâm phạm về quyền với kiểu dáng công nghiệp bị xử lý trong năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 (215 vụ).

Các chuyên gia sở hữu trí tuệ khuyến cáo: Khi phát hiện ra các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như nhái nhãn hiệu hàng hoá, nhái kiểu dáng sản phẩm, bao bì… thì cần tố cáo ngay.

Bởi tính đến thời điểm này, dù tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra tràn lan nhưng có rất ít vụ việc được xử lý dứt điểm, nghiêm minh cho dù phần đúng của những thương hiệu như Bình Minh hay Bitis là rất dễ nhận thấy. Nguyên nhân theo ông Trần Việt Hùng - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ là do: Thực tế, rất ít tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền SHTT đứng ra tố cáo, theo đuổi sự việc một cách chuyên nghiệp và triệt để.

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện đã có một hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Việt Nam đã là thành viên của các Điều ước quan trọng như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác sáng chế, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn hóa nghệ thuật... và đặc biệt là Hiệp định TRIPS của WTO. Ngoài ra, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương liên quan đến việc khiếu nại, xét xử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư pháp... giữa Việt Nam và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Vụ việc Công ty Cổ phần Vincom khởi kiện dân sự Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon được các chuyên gia sở hữu trí tuệ đánh giá là một cách làm chuyên nghiệp bởi hơn ai hết doanh nghiệp phải biết tự ý thức trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình nếu không muốn phải trả giá đắt.

Theo Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) khuyến nghị: Doanh nghiệp cần xác lập quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thực hiện quy chế ghi nhãn; Sử dụng các biện pháp chống hàng giả (tem chống hàng giả hoặc các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm) và tuyên truyền đến người tiêu dùng; Lập đường dây nóng để người tiêu dùng phản ánh nếu phát hiện hàng giả; Đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ tại biên giới với cơ quan hải quan Việt Nam những thương hiệu hàng hóa của mình; Nắm vững luật pháp về sở hữu trí tuệ, và quyền xử lý của các cơ quan Nhà nước để khởi kiện hoặc tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; Kiên trì, kiên quyết đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu của mình.

Đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng của hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gây những hậu quả nghiêm trọng như: mua phải hàng không đảm bảo chất lượng; đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ và không được hưởng dịch vụ sau bán hàng, quyền khiếu nại trong trường hợp sản phẩm có lỗi hoặc sản phẩm gây ra tai nạn hoặc thương tích cho người sử dụng.

Do đo các doanh nghiệp và người tiêu dùng lên thực hiện các khuyến nghị nói trên để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

TT _ Theo Hội Người Tiêu Dùng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng