DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

2 ông lớn ngành xây dựng Việt Nam tiến quân ra nước ngoài

30/09/2024 - 03:04 CH

Cả hai “ông lớn” ngành xây dựng ở Việt Nam là Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons, mã CTD) và Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBCG, mã HBC) đều ấp ủ kế hoạch mở rộng lĩnh vực xây dựng ra thế giới, hướng tới hoạt động ở nhiều quốc gia.
doithuong247
Ông Bolat Duisenov (ngồi giữa) thận trọng với việc mở rộng dịch vụ xây dựng ra nước ngoài tại Coteccons.  Ảnh: Lê Toàn

Có nhiều lý do để hai “ông lớn” muốn thực hiện điều này, một phần là đồng hành với các chủ đầu tư tại Việt Nam mở rộng ra nước ngoài, một phần là nhìn thấy cơ hội có thể tạo ra chuỗi cung ứng ngành xây dựng với việc tận dụng chi phí nhân công, vật liệu thấp tại Việt Nam so với các nước phát triển và tự tin với trình độ kỹ sư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả thực tế vẫn còn khiêm tốn. Coteccons cho biết, trong niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1/7/2023 đến 30/6/2024), 99% doanh thu tới từ thị trường nội địa và chỉ có 1% từ thị trường quốc tế.

Mặc dù đã có thêm động thái mở văn phòng, thành lập công ty con đầu tư ở nước ngoài, cũng như chiến lược đi cùng chủ đầu tư và chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng, nhưng Ban lãnh đạo Coteccons còn cho thấy sự thận trọng trong chiến lược mở rộng và xem đây vẫn là giai đoạn khai phá thị trường mới.

“Các dự án xây dựng mà Coteccons tham gia bắt đầu mang ngoại tệ về cho Công ty. Trong đó, Coteccons đang đi chậm mà chắc vì hướng tới phát triển bền vững, đây là thời gian Công ty xây dựng nền tảng vững chắc khi tham gia thị trường nước ngoài. Vì vậy, Coteccons không muốn nóng vội trong giai đoạn mở đầu”, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Coteccons nhấn mạnh.

Tại HBCG, trong nửa đầu năm 2024, Công ty chưa chia sẻ cơ cấu doanh thu theo khu vực. Tuy nhiên, Chủ tịch Lê Viết Hải cho biết, đầu năm 2024, Công ty đã nhận được thư dự định giao thầu 5 dự án nhà ở xã hội tại Kenya với tổng mức đầu tư 72 triệu USD. Đây là bước đầu cho định hướng xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp sang nước ngoài.

Công bố kế hoạch chi tiết từ năm 2023 - 2028, ông Lê Văn Nam, Tổng giám đốc HBCG cho biết, Công ty sẽ khôi phục vị thế trong vòng 3 -5 năm tới, tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên 10.000 tỷ đồng và đẩy mạnh thị trường nước ngoài, hướng tới mục tiêu top 50 công ty xây dựng trên thị trường quốc tế.

Có thể thấy, cả hai doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của tham vọng mở rộng dịch vụ xây dựng ra thế giới. Trong đó, giai đoạn đầu vẫn chủ yếu là kỳ vọng, các doanh nghiệp vẫn chưa ghi nhận đáng kể về doanh thu và lợi nhuận.

Để mở rộng ra thị trường thế giới, Coteccons đưa ra hai chiến lược chủ đạo bao gồm đi cùng với các khách hàng hiện hữu đầu tư ra nước ngoài như trường hợp thực hiện xây dựng dự án của VinFast tại Ấn Độ và chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng thông qua trực tiếp đấu thầu, liên doanh đấu thầu hoặc mua bán - sáp nhập (M&A) các công ty xây dựng ở nước sở tại để tham gia đấu thầu.

Điểm đáng lưu ý, mặc dù đặt mục tiêu mở rộng thị trường nước ngoài, nhưng Coteccons vẫn cho thấy sự thận trọng khi mục tiêu duy trì quỹ tiền mặt từ 3.800 đến 4.000 tỷ đồng để dự phòng các trường hợp xấu. Thêm nữa, Công ty duy trì hoạt động trong nước với doanh thu tăng trưởng trung bình 30% trong vòng 2,5 năm, cao hơn mức tăng trưởng của ngành là 8% và khối lượng công việc tới năm 2025 trị giá lên tới hơn 22.000 tỷ đồng.

Trái ngược với Coteccons, HBCG đang trong quá trình tái cơ cấu, đồng thời đề ra 9 phương án từ nay tới năm 2026 để nâng vốn chủ sở hữu lên 8.200 tỷ đồng. Trong đó, Công ty đã phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ nhà thầu phụ/nhà cung cấp (ngày 27/6/2024 phát hành 73,08 triệu cổ phiếu hoán đổi 730,8 tỷ đồng nợ); dự kiến bán nợ trị giá 269 tỷ đồng; bán một phần thiết bị xây dựng trị giá 400 tỷ đồng; bàn giao Dự án Lake Side do Công ty vừa làm chủ đầu tư vừa làm tổng thầu với lợi nhuận dự kiến 72 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, HBCG đẩy mạnh thu hồi công nợ để hoàn nhập dự phòng 938 tỷ đồng; triển khai Dự án Asscent Nơ Trang Long; chuyển nhượng một số dự án bất động sản tại số 1 - Tôn Thất Thuyết và 233& 235 - Võ Thị Sáu; M&A hai dự án tại 127 - An Dương Vương và Resort Hải Lưu bằng phát hành cổ phiếu cho đối tác; cuối cùng là phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược.

Mặc dù có lãi 828,98 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nhưng HBCG vẫn còn lỗ lũy kế 2.403,2 tỷ đồng (vốn điều lệ 3.472,1 tỷ đồng) và tiền mặt chỉ còn 320,5 tỷ đồng, nhưng tổng nợ vay lên tới 4.485,4 tỷ đồng, bằng 269,8% vốn chủ sở hữu (trung bình ngành năm 2023 là 125%).

Như vậy, do mới ở giai đoạn đầu cung cấp dịch vụ xây dựng ra bên ngoài, nên cả Coteccons và HBCG chưa có nhiều đóng góp, thị trường chủ lực vẫn là nội địa, vì vậy đây mới là câu chuyện kỳ vọng.

Nguồn: Baodautu

Thương hiệu vật liệu xây dựng