DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Chiến thuật "thâu tóm" thị trường xi măng Việt Nam của SCG

21/07/2017 - 03:41 CH

SCG nhận định, hiện tại thị trường xi măng Thái Lan thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng bởi việc nhập khẩu các loại xi măng giá rẻ. Để có thể cạnh tranh được với các loại xi măng này, công ty đã tiến hành mở rộng việc phát triển ra các quốc gia có nhân công rẻ trong khu vực và Việt Nam là lựa chọn hoàn hảo của SCG.
>> SCG và tham vọng thống lĩnh ngành vật liệu xây dựng Việt Nam

Tham vọng "đổ bê tông" tại Việt Nam

Bắt đầu Việt Nam từ khá sớm, ngay từ năm 1992, tuy nhiên mãi tới năm 2008, SCG mới thành lập công ty xây dựng đầu tiên, Cty TNHH Cốt liệu và Bê tông, chuyên sản xuất bê tông trộn sẵn dưới thương hiệu SCG Concrete tại nhà máy trộn đầu tiên tại Long An. Kể từ đó, SCG liên tục mở rộng thêm những nhà máy mới. Năm 2010, công ty thiết lập thêm 2 nhà máy trộn tại Tp. Hồ Chí Minh.

Cuối năm 2011, SCG Cement mua lại 99% cổ phần của xi măng Bửu Long. Tổng đầu tư cho việc mua lại và nâng cấp nhà máy ước tính khoảng 116 tỉ đồng. Thương vụ này giúp SCG Cement bổ sung thêm 200.000 tấn xi măng mỗi năm.

Đình đám nhất trong năm 2012 là thương vụ trị giá tới 240 triệu USD (hơn 5.000 tỉ đồng) mua lại 85% cổ phần của doanh nghiệp sản xuất gạch men lớn nhất nước ta – Prime Group. Prime có công suất 75 triệu m2/năm, chiếm 33% sản lượng tại Việt Nam. Thương vụ này đưa SCG thành nhà sản xuất gạch men lớn nhất thế giới.

Tháng 1/2016, giám đốc điều hành của SCG tại Việt Nam là ông Dhep Vongvanich cho biết tập đoàn này quyết tâm xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam.

Tháng 3/2017, tập đoàn SCG của Thái Lan sau khi đã thâu tóm nhiều doanh nghiệp khác ở Việt Nam vừa tiếp tục mua lại 100% vốn cổ phần của một công ty xi măng tại miền Trung.

Theo đó, Tập đoàn SCG đã công bố rằng một thành viên của tập đoàn này là Công ty TNHH SCG Xi măng – Vật liệu xây dựng, vừa mua lại 100% vốn cổ phần (tương đương 156 triệu đô la Mỹ) từ các cổ đông hiện tại của Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) tại miền Trung.

Nếu tính cả phần phải trả nợ ròng cho VCM cũng như các chi phí đầu tư cải tiến hiệu quả đối với tài sản mua lại này thì tổng số tiền (giá trị doanh nghiệp - enterprise value) mà SCG đầu tư cho doanh nghiệp này lên đến 440 triệu đô la Mỹ.

Dây chuyền sản xuất của VCM có công suất 3,1 triệu tấn/năm (quy ra xi măng Portland) tại miền Trung Việt Nam. Theo thông cáo báo chí của tập đoàn SCG, dự án có tiềm năng hoạt động với hiệu quả cao hơn, giúp cải thiện tổng công suất nhà máy. Đáng chú ý, miền Trung có đặc điểm nổi bật với sự cân bằng cả cung và cầu trong lĩnh vực xi măng.

Sau khi thực hiện giao dịch này, tổng công xuất xi măng của tập đoàn SCG trong khối ASEAN (không bao gồm Thái Lan) tăng lên 10,5 triệu tấn, cùng với 23 triệu tấn ở Thái Lan.

SCG nhận định, hiện tại thị trường xi măng Thái Lan thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng bởi việc nhập khẩu các loại xi măng giá rẻ. Để có thể cạnh tranh được với các loại xi măng này, công ty đã tiến hành mở rộng việc phát triển ra các quốc gia có nhân công rẻ trong khu vực, đặc biệt là tại Indonesia và Việt Nam. Tập trung 3 yếu tố thuận lợi: nhân công rẻ, ngay cạnh Thái Lan và tài nguyên sẵn có, Việt Nam là lựa chọn hoàn hảo của SCG.

doithuong247

Một số thương vụ lớn của SCG tại Việt Nam

Những năm gần đây SCG mới lộ rõ "bản chất" của mình khi thâu tóm thành công hàng loạt doanh nghiệp nhựa bao bì và vật liệu xây dựng.

Năm 2011, SCG Paper đã tiến hành thâu tóm 100% của công ty sản xuất bao bì và thùng carton Việt Nam là Alcamax Packaging với giá 430 tỉ đồng.

Năm 2012, SCG thông qua đơn vị thành viên là Thai Plastic & Chemicals (TPC) đã âm thầm gom cổ phần của 2 doanh nghiệp sản xuất ống nhựa lớn nhất Việt Nam là Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh. Không hài lòng với tỷ lệ nắm giữ chỉ hơn 20%, công ty này cho biết sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ lên 49% khi điều kiện cho phép.

Mặc dù thị trường bất động sản trầm lắng, kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong vẫn rất ấn tượng.

Giữa năm 2013, SCG còn tiến hành nâng cấp nhà máy sản xuất bao bì Vina Kraft Paper để tăng công suất từ 220.000 tấn lên 250.000 tấn/năm.

Năm 2015, SCG tiếp tục mua thành công 80% cổ phần Công ty Nhựa Tín Thành - DN tốp đầu trong lĩnh vực nhựa bao bì của Việt Nam; mua trên 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh và gần 25% cổ phần của Nhựa Tiền Phong.

Tính đến thời điểm này, SCG đã chi ra khoảng 121 triệu USD đầu tư vào các công ty Việt Nam thuộc lĩnh vực nhựa. Ngoài những doanh nghiệp đã nêu, SCG còn nắm giữ cổ phần tại 18 công ty chuyên sản xuất nhựa gia dụng, bao bì khác như Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái...

Bên cạnh việc được mua lại với giá "hời", các doanh nghiệp nội sau khi bị SCG thâu tóm còn tìm được đầu ra cho sản phẩm. Như trường hợp của Prime, sau khi về tay SCG, gạch của công ty sẽ được dùng để tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Trong tình cảnh ngành xây dựng đang khó khăn như hiện nay, chắc chắn sẽ có thêm những doanh nghiệp nội khác đang nằm trong tầm ngắm. Câu chuyện người Thái tìm mua "tài sản tốt" ở Việt Nam vì vậy vẫn sẽ tiếp diễn.
 
Được thành lập tại Thái Lan vào năm 1993, SCG là nhà sản xuất xi măng lớn nhất Thái Lan, đồng thời là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan. Năm 2012, tạp chí Forbes xếp SCG đứng thứ 633 trong danh sách 2000 tập đoàn lớn nhất thế giới.

Hệ thống của SCG hiện có hơn 200 công ty con cùng hơn 54.000 nhân viên hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging)

Tại Việt Nam, SCG hiện có 23 công ty đang hoạt động kinh doanh với hơn 8.300 nhân viên.

Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2017, tổng tài sản của SCG đạt 374.780 tỷ đồng (16.008 triệu USD), trong khi tổng tài sản của SCG tại khu vực Đông Nam Á (không bao gồm Thái Lan) là 91.429 tỷ đồng (3.905 triệu USD), chiếm 24 % tổng tài sản hợp nhất của SCG.

Theo báo cáo Quý 1 năm 2017, SCG tại Việt Nam sở hữu tổng tài sản 32.299 tỷ đồng (1.380 triệu USD), tăng 72% so với năm trước. Tập đoàn báo cáo doanh thu bán hàng Quý 1/2017 đạt 4.346 tỷ đồng (186 triệu USD), tăng 30% so với năm trước chủ yếu từ kinh doanh bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng.

Với tiềm lực tài chính mạnh, SCG không ngần ngại đặt muc tiêu trở thành người thống lĩnh thị trường gạch men và VLXD Đông Nam Á. Tuy nhiên, với mỗi thị trường khác nhau, SCG lại có những "chiêu thức" khác nhau.
 
Theo DĐDN
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng