DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Lối ra nào cho doanh nghiệp thép ?

25/12/2012 - 02:53 CH

Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế đã mang đến những hệ lụy và tiêu cực cho nhiều ngành sản xuất, trong đó có ngành Thép. Nhìn nhận về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp (DN) Thép cho rằng, đây lại chính là cơ hội để các DN tự nhìn lại mình, thanh lọc và dừng bước trước khi quá muộn nhằm giảm bớt những tác động xấu tới nền kinh tế đất nước.

Sự suy yếu của các DN vừa và nhỏ trong ngành Thép Việt Nam thời gian gần đây đã được thực tế chỉ ra rằng, chỉ có những DN có năng lực thực sự mới có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường VLXD, đặc biệt là vật liệu sắt, thép xây dựng.



Năng lực cạnh tranh yếu


Đánh giá về những nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu của các DN Thép mà biểu hiện là đã có không ít DN “tàng hình” trên thị trường trong thời gian qua, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, điều đầu tiên là do các DN tự thân phải vật lộn với chính mình bởi số lượng quá đông, “nhà nhà làm thép, người người làm thép” dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Có thể đưa ra một phép so sánh đơn giản về công suất thiết kế, đơn cử như thép cuộn cán nguội đã đạt năng suất gấp 3 lần nhu cầu trong nước, thép ống và thép xây dựng gấp 2 lần, tráng tôn mạ kẽm cũng vậy... Chưa kể các DN nước ngoài vào làm thép ở Việt Namđã khiến cho thị trường giống như một chiếc bánh bị chia nhỏ ngày càng bị bé dần, dẫn đến những cạnh tranh khốc liệt. Sản phẩm thép của công ty nước ngoài được sản xuất có chất lượng tốt hơn, giá thành lại rẻ hơn do những lợi thế về máy móc hiện đại, công nghệ liên tục, giảm tiêu hao năng lượng nên các công ty nhỏ lẻ trong nước với nguồn lực hạn chế, máy móc lạc hậu bị bóp nghẹt là điều tất yếu.

Bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận đúng đắn cái “tầm” của nhà đầu tư. Có nhiều doanh nghiệp nguồn vốn rất hạn chế cũng đầu tư vào thép, nhưng vì tiền chỉ có thế nên đã mua những thiết bị công nghiệp rẻ của Trung Quốc thải ra, sản xuất ra những sản phẩm kém tính cạnh tranh do tiêu hao năng lượng nhiều, khí phát thải ra môi trường lớn. Khi phải cạnh tranh khốc liệt thì điểm yếu của những doanh nghiệp làm ăn manh mún này mới “lộ” ra.

Thêm một vấn đề đáng quan tâm nữa là vì ít vốn nên những đầu tư ấy phụ thuộc nhiều vào vốn vay, lãi suất ngân hàng cao, lạm phát thì không có hiệu quả, kể cả đối với những ngành quay vòng vốn nhanh chứ đừng nói đến ngành Thép, một ngành mang đặc thù là đầu tư lớn, chi phí tài chính lớn, nhưng lại chậm thu hồi lớn.

Theo một số chuyên gia ngành Thép phân tích thì, với tổng số hơn 30 DN sản xuất thép xây dựng, hơn 30 DN sản xuất ống và hơn 20 DN sản xuất tôn mạ kẽm, sau cuộc tự thanh lọc này, thị trường thép sẽ chỉ còn lại những doanh nghiệp đã đủ “sức khỏe”, được phân ra làm 3 nhóm gồm: Nhóm một, là những DN có vốn tự có lớn, vay vốn Nhà nước ít, hiệu quả kinh tế vẫn được đảm bảo do ít phải nghĩ đến việc trả lãi ngân hàng, giá thành sản phẩm còn có tính cạnh tranh. Nhóm thứ hai là những DN đầu tư sau năm 2005 đã được tiếp cận công nghệ cao, công suất lớn, lò từ 90 - 120 tấn/mẻ, tiêu hao nguyên vật liệu thấp, năng suất cao, giá thành sản phẩm còn có tính cạnh tranh, sẽ còn tồn tại. Và nhóm thứ ba là những DN vừa có thị trường xuất khẩu, vừa có thị trường trong nước, khó chỗ này sẽ có chỗ khác bù vào như Tập đoàn Hòa Phát và Thép Pomina. Những DN không có đủ những yếu tố trên, trước sau sẽ không thể tồn tại, kể cả những doanh nghiệp thành phần nhà nước.

Mua bán, sáp nhập các DN phá sản?

Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, đối với các nước trên thế giới, các DN nước ngoài có thể mua bán tài sản của những DN đã phá sản trong nước, rồi cơ cấu lại, nhưng cho đến nay, đối với ngành Thép Việt Nam thì mới chỉ thấy có DN tư nhân thép Ninh Bình là bán được nhà máy, cơ sở cho Cty Kyoei Steel, công ty mẹ là Vina Kyoei, ngoài ra chưa có ngoại lệ nào.

Do đó, việc mua bán, sáp nhập không khả thi. Chuyện các DN yếu kém bị “xóa sổ” sẽ xảy ra chứ không thể có chuyện liên kết cùng hợp tác do đặc thù sản xuất thép tự phát rải rác ở nhiều địa phương và quy mô nhỏ lẻ.

Nhận định về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường cho rằng, trong hơn 30 DN sản xuất thép xây dựng và gần 20 DN có lò luyện thì may ra có tồn tại được 10, còn một nửa thì sẽ không thể tồn tại được và bị biến mất hoàn toàn. Không kể đến một số DN đã và đang phải chấp nhận làm gia công, để có công ăn việc làm như Cty Thép Vạn Lợi, Thép Cửu Long thời gian qua. Vì vậy, sản xuất thép không phải chỗ nào cũng tiến hành được và chỗ nào cũng vận hành một cách ổn định, bền vững mà phải hội tụ nhiều yếu tố quan trọng như hạ tầng cơ sở, điện, nước, môi trường..., và các DN thép phải chấp nhận điều này.

Cơ cấu lại là việc không muốn cũng phải làm vì đây là hệ quả tất yếu của quy luật cạnh tranh mạnh thắng, yếu thua. Đối với những doanh nghiệp đã thua đây là một bài học đau xót. Nhưng xét trên bình diện kinh tế xã hội chung, đây là sự vận động tích cực bởi sẽ loại đi những DN yếu để dành đất cho các DN “khỏe” hơn có môi trường để phát triển. Ngành Thép thực ra đang đi đúng theo quy luật của thị trường là có cạnh tranh, có phát triển và có mất đi.

Bên cạnh đó, để tận dụng hết cơ hội, DN cũng cần chú trọng đến việc hiện đại hóa công nghệ. Công nghệ hiện đại sẽ quyết định giá thành, quyết định sự thắng - thua trong kinh doanh và điều này đã được thấy quá rõ trong giai đoạn vừa qua. Theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục đón những vị khách “không mời mà đến” như các sản phẩm thép với giá cạnh tranh từ Trung Quốc và các nước ASEAN. Cho nên, để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thép nhập ngoại, thì các DN thép trong nước hãy bắt đầu bằng công nghệ…

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng