DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Ngành xi măng thoát khỏi khó khăn trong năm 2013?

11/10/2012 - 09:55 SA

Năm 2013 sẽ có thêm 6 nhà máy xi măng (XM) chính thức đi vào hoạt động, nâng công suất thiết kế toàn ngành lên 70 triệu tấn. Công suất tăng, liệu nhu cầu tiêu thụ XM có tăng trong năm 2013?


Xây dựng đường BTXM là giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ XM trong nước

Tổng công suất tăng

Từ cuối năm 2011 đến nay, cùng với sự đóng băng của thị trường BĐS, sự dừng hoặc giãn tiến độ nhiều dự án xây dựng đã khiến thị trường VLXD nói chung và thị trường XM nói riêng rơi vào tình cảnh khó khăn, cung lớn hơn cầu, tiêu thụ chậm, nhiều nhà máy sản xuất đã phải dừng lò một thời gian. Trong tình cảnh ấy, những nhà máy XM đã trả nợ xong thì việc duy trì sản xuất, lo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống, thu nhập ổn định cho người lao động còn không đơn giản thì những nhà máy mới đi vào hoạt động hoặc sẽ đi vào hoạt động trong năm 2013 khó khăn sẽ càng gấp bội khi thương hiệu chưa được khẳng định, thị trường cạnh tranh khốc liệt trong khi áp lực trả nợ vốn vay đầu tư đè nặng lên vai. Theo các chuyên gia, năm 2013 vẫn là năm đầy khó khăn, thách thức với ngành XM.

Trên cơ sở phân tích các biện pháp kinh tế mà Chính phủ thực hiện trong năm 2013 như tiếp tục kiên trì các chính sách nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng GDP ở mức hợp lý (5,5-6%), đại diện Hiệp hội XM Việt Nam cho rằng: Năm 2011, GDP là 5,89% tương ứng với mức tiêu thụ XM là 49,20 triệu tấn, năm 2012 khả năng GDP ở mức 5,5% và mức tiêu thụ XM dự báo là 47 triệu tấn thì tổng cầu XM trong năm 2013 vẫn chưa có dấu hiệu tăng so với năm 2012.

Năm 2013 công suất toàn ngành tiếp tục tăng thêm 6,72 triệu tấn với 6 nhà máy XM sẽ đi vào hoạt động, đưa tổng công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn. Nếu huy động 85% công suất thiết kế thì sản lượng sản xuất là 60 triệu tấn. Dự báo nhu cầu tiêu thụ nội địa khoảng 48 đến trên 50 triệu tấn, như vậy khối lượng XM còn lại khoảng gần 10 triệu tấn và buộc chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm áp lực tồn kho.

Khó khăn đã hết?

Phân tích khó khăn nội tại của ngành XM, ông Nguyễn Văn Điệp – Chánh văn phòng Hiệp hội XM Việt Nam cho biết: Khó khăn đầu tiên mà ngành XM phải đối mặt đó là áp lực trả nợ. Mặc dù đã giảm nhưng thực tế lãi suất vay đầu tư các dự án XM vẫn còn cao, vốn đầu tư dự án XM lớn trong khi thời gian trả nợ ngắn nên việc trả nợ là áp lực lớn khiến nhiều doanh nghiệp XM lao đao. Đặc biệt, những dự án mới đi vào sản xuất những năm gần đây hoặc đi vào sản xuất từ năm 2013 sẽ càng khó khăn vì nếu không sản xuất sẽ không có nguồn trả nợ vốn đầu tư mà sản xuất thì chắc chắn lỗ. Giá một số yếu tố đầu vào có xu hướng sẽ tăng trong năm 2013 mà giá XM khó tăng dẫn tới doanh nghiệp bị thu hẹp lợi nhuận, đặc biệt với những công ty xi măng có thiết bị công nghệ lạc hậu tiêu hao năng lượng, vật tư nhiều hơn, chi phí sản xuất cao hơn thì thua lỗ càng nặng hơn.

Thứ hai, thị trường BĐS vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung XM tiếp tục tăng khiến các doanh nghiệp XM phải cạnh tranh. Tình trạng cạnh tranh bằng cách hỗ trợ vận tải, giảm giá, chiết khấu, khuyến mại… sẽ vẫn xảy ra.

Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nhưng xuất khẩu cũng khó khăn vì thiếu phương tiện nên chúng ta phải xuất khẩu tại cảng, cơ sở hậu cần (logistics) còn yếu kém, lực lượng con người làm về xuất khẩu còn thiếu, sự cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá bán để tranh khách giữa các doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng. Hiện giá FBO (giá giao lên tàu) của ta thấp hơn Thái Lan khoảng 3-4 USD/tấn khiến lợi ích chung của toàn ngành và lợi ích riêng của doanh nghiệp trong nước bị thiệt hại.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Theo Hiệp hội XM Việt Nam, để từng bước giải quyết khó khăn ấy, các doanh nghiệp XM cần tiếp tục tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí hành chính, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, trao đổi thông tin về thị trường xuất khẩu, giá xuất khẩu FBO, cạnh tranh lành mạnh, tránh bán phá giá trong xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ XM trong nội địa, xây dựng đường bê tông bằng xi măng…

“Việc giảm thuế VAT cho XM từ 10% xuống 5% và giãn thời gian trả nợ cho các nhà máy là giải pháp cần thiết giúp các doanh nghiệp XM thoát khỏi tình cảnh khó khăn nội, thậm chí là cứu cánh giúp doanh nghiệp không bị phá sản” – ông Điệp nhấn mạnh.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng