DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

TP.HCM: Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản đăng ký mới

12/06/2021 - 10:16 SA

Từ đầu năm đến 15/5, TP.HCM có 962 đơn vị hoạt động kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập mới, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo chuyên gia bất động sản (BĐS) thì việc có cả ngàn doanh nghiệp BĐS thành lập mới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành từ đầu năm là một tín hiệu tích cực. Điều này cũng thể hiện thị trường TP.HCM bắt đầu có nhiều nguồn cung hơn so với trước.

Doanh thu bất động sản hơn 105.400 tỉ đồng

Cụ thể, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm tháng đầu năm, Cục Thống kê TP.HCM (Tổng cục Thống kê) cho biết từ ngày 1/1 đến 15/5, về đăng ký thành lập doanh nghiệp, thành phố đã cấp phép 14.543 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 245.597 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép tăng 5,8% và vốn tăng 36,6%.

Trong đó, riêng về hoạt động kinh doanh BĐS có 962 đơn vị đăng ký thành lập doanh nghiệp, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần 1.000 doanh nghiệp BĐS mới này có vốn đăng ký hơn 55.100 tỉ đồng.
 
doithuong247
Thị trường bất động sản TP.HCM được dự đoán đến năm 2022 mới có thể bùng nổ sản phẩm mới. 

Ngoài ra, về tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài, Cục Thống kê TP.HCM cho biết đã cấp mới 187 dự án với vốn đăng ký đạt hơn 378 triệu USD. Thông số này giảm 58,4% về số giấy phép và tăng 52,3% về vốn so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực là thương nghiệp và kinh doanh BĐS (chiếm hơn 95% tổng vốn cấp mới). Trong đó, thương nghiệp có 86 dự án, vốn đạt 236,3 triệu USD, chiếm 62,4% tổng vốn cấp mới và ngành kinh doanh BĐS có năm dự án với vốn đạt 125,8 triệu USD (chiếm 33,2%).

Ngoài ra, một tín hiệu tích cực với ngành BĐS khi năm tháng đầu năm, doanh thu từ hoạt động kinh doanh BĐS ước tính đạt hơn 105.400 tỉ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Doanh thu BĐS tăng từ đầu năm cũng một phần dựa vào giá nhà, đất luôn tăng trong thời gian qua tại TP.HCM. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS quý I/2021, dù thời điểm đầu năm xảy ra đợt dịch lần thứ ba, giá bán đất nền, nhà phố và căn hộ tại TP.HCM cùng nhiều tỉnh, thành lân cận đều có xu hướng tăng mạnh.

Cụ thể, giá đất nền tại nhiều quận, huyện khu tây, khu nam và TP. Thủ Đức, TP.HCM có xu hướng tăng 15 - 35%, một số tỉnh, thành như Bình Dương, Long An cũng có giá đất nền tăng 10 - 30%.

Tương tự, phân khúc căn hộ tại TP.HCM tiếp tục ghi nhận giá bán tăng 3 - 4% so với quý IV/2020. Riêng trong tháng 4/2021, giá căn hộ chung cư tiếp tục đà tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế từ giao dịch thị trường trong thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, phân khúc căn hộ dù không sôi động nhưng vẫn âm thầm giao dịch và không hề có động thái giảm giá. Thậm chí, trong các giao dịch sang nhượng thứ cấp, giá vẫn tăng đều đặn 5 - 7% so với cùng thời điểm năm 2020.

Số doanh nghiệp tăng sẽ có nhiều việc làm

Nói về số doanh nghiệp BĐS tăng từ đầu năm, ông Nguyễn Hoàng Việt, Chủ tịch HĐQT Son Viet Property JSC (SVP) - một đơn vị phát triển và phân phối BĐS, cho rằng số lượng doanh nghiệp BĐS đăng ký mới như trên cho thấy có những tín hiệu mới trong nguồn cung của thị trường.

Số lượng doanh nghiệp tăng giúp thị trường thêm phong phú. Đồng thời khi số lượng doanh nghiệp BĐS tăng lên, chắc chắn nó cũng góp phần tạo ra việc làm cho xã hội, ông Việt nói.

Theo ông Việt, các doanh nghiệp BĐS mới, nhất là các đơn vị phân phối có thể sẽ tuyển dụng các bạn trẻ mới ra trường để đảm nhận các công việc bán hàng, marketing, tuyển thêm đội ngũ nhân sự Công ty… Việc này có ích cho nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng.

Tuy nhiên, với đợt dịch Covid-19 đang bùng phát lần này tại TP.HCM, các doanh nghiệp mới và cũ cũng cần các kế hoạch “sống sót” qua dịch để tiếp tục phát triển.

Nhiều doanh nghiệp BĐS mới thành lập đã phải đối mặt ngay với dịch Covid-19. Ảnh hưởng từ dịch sẽ khiến tiến độ thực hiện thủ tục pháp lý dự án chậm; không có khách, khách không xem trực tiếp sản phẩm được, thanh khoản chậm do không có giao dịch… là những khó khăn thấy rõ trước mắt, luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP.HCM, chuyên tư vấn BĐS, cho hay.

Ông Cường cho rằng vì dịch Covid-19 đang bùng phát nên các doanh nghiệp BĐS cần tính toán các phương án kinh doanh hợp lý. Hơn nữa, doanh nghiệp cần chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước trong thời điểm này, thực hiện nghiêm việc cách ly và các biện pháp phòng dịch an toàn.
 
VLXD.org (TH/ PLO)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng