DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Ngành thép có "đánh trống bỏ dùi”?

08/01/2014 - 03:54 CH

Đã đến lúc ngành thép áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông (QCVN 7: 2011/BKHCN)”, gọi tắt là Quy chuẩn 7. Để việc áp dụng quy chuẩn thành công, không thể phó mặc cho cơ quan thanh tra địa phương mà cần có sự quản lý của các bộ, ngành.
Kiểm tra ngay từ khâu sản xuất

Để việc áp dụng Quy chuẩn 7 cho cốt thép bê tông hiệu quả trong khâu sản xuất thép, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ liên bộ, đặc biệt phải kiểm tra chặt ngay từ khâu sản xuất, bởi đây chính là khâu nguồn. Nếu kiểm tra chặt việc áp dụng Quy chuẩn 7 từ đầu nguồn sẽ giảm được lượng hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường, thậm chí còn triệt tiêu hàng cũ không theo quy chuẩn. Hơn nữa, làm nghiêm từ khâu đầu sẽ tạo ra tiền đề nghiêm túc cho sau này,, tránh việc “hô hào” rồi "đánh trống bỏ dùi”.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép cho rằng, mặc dù việc thực hiện Quy chuẩn 7 sẽ tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp nhưng đây không phải là vấn đề quá lớn khi quy chuẩn 7 ra đời sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện sản xuất theo quy chuẩn này. Việc thực hiện quy chuẩn cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, lợi ích cho công trình… Đặc biệt, Quy chuẩn 7 cũng sẽ trở thành hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa hàng nhập khẩu (NK) kém chất lượng, bảo vệ thị trường trong nước.

Nhận xét về việc thực hiện Quy chuẩn 7 trong sản xuất thép cốt bê tông, một số chuyên gia cho rằng: Thứ nhất, trong quý I/2014 nên có đoàn kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thép, đặc biệt tại các khu công nghiệp có nhiều nhà máy sản xuất tập trung như: Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thái Nguyên… Được biết, các nhà máy tại các khu công nghiệp này đã áp dụng để sản xuất Quy chuẩn 7. Sau khi kiểm tra phải có đánh giá cụ thể các đơn vị trong sản xuất đúng chất lượng quy định hay không?.

Thứ hai, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy chuẩn cần có quy định thời gian để tái kiểm tra, nếu doanh nghiệp cố tình không thực hiện cần phải đưa ra công luận truyền thông, thông báo đích danh tên đơn vị vẫn lưu thông hàng kém phẩm chất trên thị trường để tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Nếu doanh nghiệp vi phạm lần 2 thì cần quy định thời gian tái kiểm tra lần 3, nếu doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm cần có chế tài riêng, mạnh hơn thay cho việc xử phạt tiền theo quy định của Nhà nước như hiện nay, như kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước không cấp điện, hoặc buộc dừng sản xuất.

Được biết, đến nay có doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt, vì cho rằng tiền phạt còn ít hơn tiền thay thế các thiết bị hiện đại đồng bộ hơn. Đơn cử như Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên phải đầu tư thêm khoảng 100 triệu đồng từ trục can tới các thiết bị liên quan đồng bộ để nâng cao chất lượng thép làm cốt bê tông.

Sản phẩm lưu thông không tồn nhiều, nếu ý thức tốt

Sau khi sản xuất thép cốt bê tông phải áp dụng Quy chuẩn 7 thì từ ngày 1/6/2014, thép làm cốt bê tông lưu thông trên thị trường cũng bắt buộc phải được áp dụng các quy định QCVN 7. Các doanh nghiệp thép cho rằng, nếu thực hiện tốt ngay từ đầu năm 2014 việc áp dụng quy chuẩn cho sản xuất thép cốt bê tông thì chỉ trong vòng 2-3 tháng nữa là hàng tồn kho (lượng chưa áp dụng quy chuẩn) của các doanh nghiệp sẽ tiêu thụ hết, nếu có "dây dưa" nhiều tới tận công trình thì cũng chỉ tới 1/6 là không còn bóng hàng tồn kho loại này. Tuy nhiên, để sau 1/6 không còn hàng tồn kho loại thép không quy chuẩn thì cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn việc doanh nghiệp gian lận làm chứng từ giả hàng tồn kho để tiếp tục bán ra loại thép kém chất lượng.

Đối với khâu nhập khẩu, cơ quan quản lý nhà nước cần rộng rãi đưa thông tin đại chúng giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu hiểu rõ, từ 1/1/2014 không được nhập khẩu thép làm cốt bê tông kém chất lượng, không đủ quy chuẩn. Doanh nghiệp nào cố tình nhập khẩu loại thép kém chất lượng kiên quyết không cho thông quan, buộc phải tái xuất và sẽ mất thêm kinh phí. Đặc biệt, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra chế tài cụ thể đối với hàng nhập khẩu không có quy chuẩn, theo đó có thể tái xuất hoặc tiêu hủy…

Các doanh nghiệp thép cho rằng, nếu làm tốt việc giám sát, buộc doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp nào không thực hiện cần áp dụng các chế tài riêng cho các doanh nghiệp cố tình chây ì, phản bác thì Quy chuẩn 7 mới có hiệu quả, tránh hô hào rồi "đánh trống bỏ dùi".

Theo Công thương - QN

Thương hiệu vật liệu xây dựng