DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Nghịch lý xuất nhập khẩu VLXD

25/10/2012 - 09:00 CH

Hàng hóa của Việt Nam không dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại khi xuất khẩu đi các nước. Trong khi đó, hàng hóa của nước ngoài lại rất dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam.


Việc Hiệp hội Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đã một lần nữa cho thấy rõ điều này.


Hạnh họe từ “sân khách”

Cụ thể, phía Thái Lan cảnh báo: Nếu các nhà sản xuất - xuất khẩu của Việt Nam không kiềm chế lượng xuất khẩu, các nhà sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của Thái Lan sẽ kiến nghị chính phủ nước này áp dụng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm này của Việt Nam. Trước đó, vào tháng 8/2012, Hiệp hội Gang thép Malaysia cũng cho biết, nếu không có những điều chỉnh kịp thời thì họ sẽ khởi kiện sản phẩm thép, tôn tráng kẽm, tôn mạ màu từ Việt Nam.

Trong khi hàng Việt Nam luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá khi xuất khẩu, thì ở trong nước, chưa từng có một vụ kiện chống bán phá giá nào đối với hàng nhập khẩu.

Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguồn cung thép hiện nay đã vượt xa cầu, buộc các DN phải tính đến hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cũng không dễ dàng vì hay vướng nguy cơ kiện chống bán phá giá. Thống kê của ngành thép cho thấy, trong 9 tháng qua, ngành thép xuất khẩu thép thành phẩm và nguyên liệu để sản xuất thép đạt 1,44 triệu tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 1,4 tỷ USD. Trong đó, thép xây dựng xuất được 250 nghìn tấn, thép tấm lá được 328 nghìn tấn, ống thép hàn 136 nghìn tấn và phôi thép xuất được 143 nghìn tấn… Thống kê cho thấy, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam là không lớn, nhưng gần đây lượng xuất khẩu tăng cao, cộng thêm với giá bán ở mức khá thấp, đã khiến các nước đối tác xem xét đến phương án kiện để bảo vệ sản xuất nội địa. Thậm chí, Việt Nam mới chính thức tham gia xuất khẩu thép được vài năm nay, nhưng hai sản phẩm là thép cuộn cán nguội và ống thép đã có nguy cơ bị nước ngoài kiện chống bán phá giá. Các mặt hàng thường xuyên bị các thị trường nhập khẩu kiện bán phá giá là sắt thép, giày và sản phẩm da, hàng điện tử, thủy sản, động vật, sản phẩm gỗ, dệt may…

Và dễ dãi trong “sân nhà”

Trái ngược với những rào cản nghiêm ngặt khi xuất khẩu, hàng nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam lại khá dễ dàng. Ai cũng biết những năm qua, sản phẩm VLXD nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc đã “làm mưa làm gió” trên thị trường, khiến các DN trong nước lao đao, có DN đứng bên bờ vực phá sản. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, bình quân mỗi tháng có khoảng 2 triệu m2 kính xây dựng nhập khẩu. Bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả gian lận thương mại, kính nhập khẩu tràn lan trên thị trường và được bán với giá rẻ hơn kính trong nước. Phương thức gian lận thương mại thường được các nhà nhập khẩu sử dụng là khai giá trị tính thuế thấp hơn giá trị thực từ 50 - 70%, và chỉ bằng 30 - 40% giá thành sản xuất tại Việt Nam; kê khai độ dày của kính thấp hơn nhằm giảm thuế nhập khẩu; nhập khẩu kính không đạt tiêu chuẩn… Chính các chiêu thức gian lận này đẩy DN sản xuất kính trong nước vào thế vô cùng khó, lượng tồn kho đã lên đến vài chục tấn. Ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội VLXD cho rằng, chính kính ngoại nhập đã “giết” kính trong nước.

Tình trạng nhập khẩu thép tràn lan cũng khiến các DN sản xuất thép trong nước lao đao. Chiêu thức thường được nhà nhập khẩu sử dụng là nhập khẩu thép chứa chất Bo rồi khai là thép hợp kim để hưởng thuế xuất 0%. Đây là một trong những lý do khiến giá thép ngoại luôn rẻ hơn thép nội. Rất nhiều sản phẩm VLXD khác cũng trong tình trạng tương tự. Ông Trần Văn Huynh bức xúc: “Mình muốn xuất khẩu hàng sang Malaysia thì họ phải sang tận đây kiểm tra sản phẩm. Nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì họ mới đồng ý. Trong khi hàng hóa nước ngoài lại được nhập khẩu một cách khá dễ dàng”. Ông Huynh cho rằng, Việt Nam cũng cần phải làm như vậy. Cần kiểm tra chặt chẽ xuất nhập khẩu bằng việc có một hàng rào kỹ thuật. Sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn kiên quyết không cho nhập khẩu.

Điều đáng nói, trong khi hàng Việt Nam luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá khi xuất khẩu, thì ở trong nước, lại chưa từng có một vụ kiện chống bán phá giá nào đối với hàng nhập khẩu. Và gần như hàng nhập khẩu luôn mặc sức tung hoành trên thị trường. Các chuyên gia cho rằng, không chỉ lo đối phó với các vụ kiện khi xuất khẩu, bản thân các DN cần phải có biện pháp tự vệ ngay cả ở thị trường trong nước.

Tính đến tháng 7/2009, Việt Nam đã bị kiện 39 vụ. Việt Nam cũng đang nằm trong danh sách 100 nước đã phải đối mặt với việc bị kiện bán phá giá. Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, thiệt hại mà các vụ kiện chống bán phá giá gây ra rất lớn. DN bị kiện sẽ tốn rất nhiều chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ kiện. Trong trường hợp bị áp thuế bán phá giá thì cơ hội để DN quay lại thị trường hầu như không còn.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng