DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Ngành thép trước sức ép tái cơ cấu

03/10/2012 - 02:50 CH

Đầu tư tràn lan nhưng sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu đã khiến ngành thép đối mặt với hàng loạt khó khăn. Với những thách thức hiện tại, các DN ngành thép cần phải mạnh dạn tái cơ cấu để cải thiện tình hình bi đát hiện nay.

Thép tồn kho nhưng vẫn nhập siêu (Ảnh minh họa)

Tồn kho vẫn nhập siêu

Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình tiêu thụ thép xây dựng bắt đầu tăng trưởng chậm trong quý I và giảm dần trong quý II-2012. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, thị trường chỉ tiêu thụ khoảng 2,62 triệu tấn thép, bằng 83% so với cùng kỳ.

Đây là mức giảm cao nhất trong vòng 10 năm qua. Đáng chú ý, dù các công ty đã giảm sản xuất đến 10% nhưng lượng sản phẩm thép xây dựng tiêu thụ lại giảm 17% và hàng tồn kho tăng cao. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ mặt hàng thép dẹt lại có mức tăng trưởng tốt, đạt 2,07 triệu tấn, tăng xấp xỉ 69% so với cùng kỳ năm 2011.

Sản lượng thép dẹp nhập khẩu đạt 2,57 triệu tấn, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tiêu thụ các mặt hàng thép khác (thép không gỉ, ống thép hàn, ống thép không hàn, thép chế tạo, cáp thép) cũng tăng 23,3%. Về xuất nhập khẩu, trong những tháng đầu năm, thép xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 995 triệu USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu lên đến 4,22 tỷ USD.

Điều này cho thấy ngành thép không chỉ dư thừa sản lượng mà còn đang mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu, trong đó nhập siêu đã lên đến 3,22 tỷ USD. Điều đáng nói, nhiều sản phẩm nhập khẩu là những mặt hàng các công ty trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất.

Theo nhiều chuyên gia, dù nhìn thấy thực trạng trên nhưng tình trạng nhập siêu sẽ chưa thể chấm dứt, thậm chí còn kéo dài trong nhiều năm tới, bởi nhu cầu tiêu thụ thép để hoàn thành các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn rất lớn. Bên cạnh đó, thị trường trong nước đang dư thừa sản phẩm nhưng thực tế sản xuất thép ở Việt Nam chỉ mới hoạt động ở giai đoạn đầu.

Trong khi đó, do sản xuất riêng lẻ, manh mún, không tìm hiểu kỹ thị trường, các DN chỉ chạy đua sản xuất các sản phẩm như thép xây dựng, thép cán nguội mà không thấy được nhu cầu tiêu thụ thép cán nóng, thép chế tạo, thép không gỉ…

Điều này dẫn đến thực trạng thị trường có nhiều nhà sản xuất nhưng không ai đầu tư sản xuất những sản phẩm này. Đồng thời, các DN cũng chỉ mới chú trọng vào công đoạn sản xuất hạ nguồn như nhập phôi thép để cán thành thép thành phẩm. Do vậy, trong những năm tới, tình trạng nhập nguyên liệu phôi thép và các loại thép thành phẩm vẫn tiếp diễn để cung ứng nhu cầu thị trường.

Nhìn thấy khó khăn trong sản xuất, các DN chỉ chuyên về kinh doanh mà không đầu tư sản xuất cũng sẽ gia tăng lượng hàng nhập khẩu các loại thép xây dựng, tôn mạ và thép cán nguội với giá thành rẻ hơn để bán ra thị trường vì dễ có lợi nhuận hơn. Điều này càng khiến các DN sản xuất trong nước lao đao hơn và lượng thép không tiêu thụ được sẽ tăng thêm.

Cần tái cơ cấu


Ngoài những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, sự khó khăn ngành thép đang đối mặt còn xuất phát từ tình trạng đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch. Cụ thể, sau khi Quy hoạch Phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015 được phê duyệt, hàng loạt nhà máy sản xuất thép đã thi nhau mọc lên.

Ngay từ khi đầu tư vào nhà máy sản xuất, nhiều DN đã sai lầm khi đa số đều sử dụng máy móc với công nghệ lạc hậu nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến sự tốn kém, lãng phí trong hoạt động sản xuất, đồng thời thép thành phẩm không đạt chất lượng như mong muốn.

Điều này khiến DN vừa bị đào thải do hàng hóa không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, vừa có khả năng khiến nước ta trở thành một kho chứa các loại máy móc lạc hậu của thế giới. Theo thống kê của VSA, ngành thép đang có khoảng 400 DN tham gia hoạt động sản xuất thép các loại.

Trong số đó, khoảng 120 DN chuyên sản xuất thép xây dựng nhưng chỉ có 26 DN nằm trong diện quy hoạch, nên nguồn cung luôn cao hơn dự báo là điều hiển nhiên. Thực tế, năm 2012, sản lượng thép cả nước đạt khoảng 9 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ thực tế là 6 triệu tấn.

Đó là chưa tính đến sản lượng của một số nhà máy đang dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay. Con số này cho thấy sự chênh lệch lớn về mức độ cung cầu và dù đã được dự báo trước, nhưng vẫn không thể giảm bớt nhu cầu đầu tư của DN.

Theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, trong những năm tới, Việt Nam sẽ hội nhập sâu nền kinh tế quốc tế và xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với nhiều mặt hàng. Như vậy, thị trường thép trong nước sẽ phải đón nhận luồng hàng nhập khẩu với giá thành thấp, chất lượng cao từ các nước ASEAN và Trung Quốc. Do đó, yêu cầu đặt ra trong thời điểm này là DN ngành thép phải tiến hành tái cơ cấu.

Trước mắt các DN nên hỗ trợ, bù đắp thị trường cho nhau, hướng đến các thị trường ngách, thị trường dân dụng để giảm bớt lượng hàng tồn kho và cần phải đầu tư sản xuất những sản phẩm đang có nhu cầu tiêu thụ cao để giúp ngành thép Việt Nam thoát cơn bĩ cực.

Theo SGĐT

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng