DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Phát triển vôi theo hướng bền vững

30/05/2011 - 12:54 SA

Khi ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ xây dựng thì các cơ sở sản xuất vôi thủ công cũng vì thế mà giảm về số lượng và sản lượng. Tuy nhiên, vẫn không thể thiếu vôi cho một số ngành, một số lĩnh vực nên sản xuất vôi vẫn có vị trí của mình trong nền công nghiệp hiện đại. Vậy hướng đi của nó thế nào?
Thống kê mỗi năm, nhu cầu sử dụng vôi bột nhẹ tăng trưởng liên tục với bình quân 15 - 20%. Hiện tại, sản phẩm vôi nung đang được sử dụng làm nguyên liệu cho các lĩnh vực sản xuất khác nhau như: Trong lĩnh vực sản xuất giấy (dùng để in, viết, bao bì cao cấp và giấy tráng phấn), làm phụ gia một số lĩnh vực khác (sơn, màu, cao su, phân bón, hóa chất, xử lý môi trường, luyện thép); các sản phẩm gốm sứ (gia dụng, mỹ nghệ, kỹ thuật); hàng nhựa (gia dụng, bao bì, kỹ thuật và VLXD, trang trí, hoàn thiện); nuôi trồng thủy sản (làm chất độn, làm thức ăn nuôi tôm và xử lý môi trường nước).

Trên thực tế, các cơ sở sản xuất vôi đều có tác động xấu tới môi trường và sinh thái, đặc biệt là các cơ sở sản xuất vôi thủ công. Bên cạnh đó, những cơ sở sản xuất vôi theo quy mô công nghiệp ở các địa phương tuy đã đầu tư nhưng chưa được quy hoạch. Việc đầu tư các cơ sở sản xuất vôi đã theo xu hướng thị trường, nhưng chưa có sự kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, thiết bị sản xuất vôi công nghiệp từ nước ngoài, quy hoạch vị trí xây dựng nhà máy, mỏ nguyên liệu để đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ và bảo vệ môi trường...

Vì vậy, để sản xuất vôi phát triển bền vững, thì nhất thiết phải có sự quản lý theo quy hoạch để tránh việc đầu tư các cơ sở sản xuất vôi theo phong trào mà không được tính toán dựa trên nhu cầu và phát triển ổn định bền vững. Việc nhập khẩu thiết bị công nghệ cũng cần có những tiêu chí để đảm bảo về chất lượng sản phẩm và các tiêu chí về bảo vệ môi trường chung, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động trực tiếp tại cơ sở sản xuất. Chính vì thế, sắp tới Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu đưa ra quy hoạch phát triển sản xuất vôi công nghiệp giai đoạn đến 2020 và có xét đến năm 2030.



Sản xuất vôi công nghiệp

Từ mục tiêu đó, các tiêu chí về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất và bố trí quy hoạch phát triển vật liệu này cũng phải tuân thủ theo một nguyên tắc. Đó là, khi đầu tư, phải ưu tiên cho các cơ sở xi măng lò đứng mà không có điều kiện chuyển đổi sang công nghệ lò quay, để sử dụng lao động và cơ sở vật chất hiện có. Trong khi đó, phải sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm tối đa tài nguyên, khoáng sản và năng lượng trong sản xuất vôi. Đối với các dự án phát triển nhà máy, cũng phải có sự nghiên cứu về quy mô công suất phù hợp đối với những vùng không thuận lợi với việc tiêu thụ. Các nhà máy sản xuất vôi phải được lựa chọn xây dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong phạm vi toàn quốc và nhu cầu xuất khẩu.

Nhu cầu sử dụng bột CaCO3 và CaO cho lĩnh vực công nghiệp

Nhu cầu sử dụng bột CaCO3 và CaO cho lĩnh vực công nghiệp

Đơn vị tính: 1.000 tấn

TT

Sản phẩm/Lĩnh vực sử dụng

2010

2015

2020

2025

1

Vôi bột, cục, sữa (trong nước)

1020

3.068

5280

7.410

1.1

Chất kết dính trong lĩnh vực xây dựng (sơn, phụ gia bê tông, gạch không nung, chống thấm,

200

500

1.000

1.500

1.2

Cho sản xuất các sản phẩm nhựa

100

200

600

900

1.3

Cho sản xuất các sản phẩm giấy

100

200

400

650

1.4

Cho các lĩnh vực khác (cao su, hóa chất, phân bón, mỹ phẩm, xử lý môi trường)

200

500

800

1000

1.5

Gang (sản xuất trong nước)

160

500

720

960

1.6

Thép (sản xuất trong nước)

260

640

800

1200

1.7

-

528

960

1200

1200

2

Thị trường xuất khẩu

300

1000

2000

2500

3

Tổng cộng

1320

4.068

7.280

9.910

Nguồn: Viện Chính sách Chiến lược (Bộ Công Thương)
Viện VLXD (Bộ Xây dựng)

 

TL- Theo báo xây dựng


Thương hiệu vật liệu xây dựng