DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Thị trường thép sẽ “ấm” lên?

21/01/2013 - 10:39 CH

Bước sang năm 2013, với những dự báo không mấy sáng sủa từ thị trường, ngành thép sẽ phải tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn.

Sản phẩm thép trong nước đang phải cạnh tranh khốc liệt với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Ảnh: TRẦN VIỆT

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, VNsteel phải tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống phân phối bởi đây là một trong những mặt hàng do Nhà nước điều hành bình ổn giá cả, cung - cầu. Việc phát triển hệ thống phân phối giúp cho ngành thép phát triển được thị trường, giảm tình trạng dư thừa, đầu cơ tăng giá ảnh hưởng đến sản xuất và người tiêu dùng.
 
“Tắc” đầu ra

Năm 2012, ngành thép phải đối diện với 3 giảm cùng lúc là tiêu thụ giảm, giá giảm, sản xuất giảm. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam tăng trưởng âm. Bên cạnh đó, việc thép NK giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép trong nước đã gây khó khăn lớn cho DN. Mức tiêu thụ giảm, lượng thép NK tăng làm cho DN sản xuất trong nước phải giảm sản lượng, sản xuất cầm chừng. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng thép các loại sản xuất trong nước đạt 9,1 triệu tấn, trong đó thép xây dựng là 5 triệu tấn, thép ống đạt 0,6 triệu tấn, tôn mạ các loại đạt 1,3 triệu tấn... Trong khi đó, lượng thép xây dựng tiêu thụ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với 2011. Thế nhưng, lượng tiêu thụ các loại thép khác như thép ống, thép cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm tăng 20-40% đã kéo tổng tiêu thụ ngành thép cả nước trong năm 2012 tăng 3% so với 2011.

Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), khó khăn nhất trong ngành thép năm nay dồn về các DN thép xây dựng do tác động của thị trường bất động sản “đóng băng” kéo dài. Với quan điểm này, ông Vũ Bá Ổn, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNsteel) cho biết, các công ty sản xuất phôi thép, thép dẹt và ống thép có tăng trưởng, còn lại các mặt hàng khác hiệu quả thấp so với năm 2011, thậm chí có những công ty không có lãi. Trong VNsteel có 41 đơn vị nhưng đến 10 đơn vị kinh doanh lỗ trong năm 2012. Ông Vũ Bá Ổn cho biết thêm, có những tháng phần lớn các nhà máy chỉ chạy 40 - 50% công suất, thậm chí 30% công suất để duy trì sản xuất và giữ chân người lao động.

Trong năm 2013, VNsteel vẫn đặt mục tiêu kinh doanh có lãi và sản xuất có sự tăng trưởng. Cụ thể, sản xuất phôi thép đạt 1.415.000 tấn, tăng 12% so với năm 2012, sản xuất và tiêu thụ thép cán đạt 2.484.000 tấn, tăng 7,5-9% so với năm 2012.
 
Cần chính sách kích cầu


Bộ Công Thương dự báo, sản lượng toàn ngành thép trong năm 2013 tăng 2%, đạt 9,33 triệu tấn đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và XK. Đứng trên góc độ DN, ông Ổn nhận định, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý và giảm lạm phát, chính sách tiền tệ và chính sách tài chính chặt chẽ của Chính phủ sẽ tiếp tục tác động không nhỏ tới nhu cầu sử dụng thép. Vì vậy, thị trường thép xây dựng nội địa sẽ “ấm” lên chút ít với mức tăng trưởng từ 4-4,5% so với năm 2012. Tuy nhiên, thị trường thép xây dựng, thép tấm lá trong nước tiếp tục phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm ngoại nhập cũng như với sản phẩm của Công ty China Steel Sumikin Việt Nam khi Công ty này tham gia thị trường với công suất lớn lên tới 1,2 triệu tấn.

Do vậy, để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm thép trong nước trong điều kiện công suất sản xuất thép của Việt Nam đã vượt so với nhu cầu, các DN sản xuất thép thuộc VSA sẽ tiếp tục đẩy mạnh XK sang thị trường khu vực và các nước. Ngoài việc DN tự tìm đầu ra, ông Ổn cho rằng, Chính phủ cần có chính sách kích cầu với ngành Xây dựng và các ngành tiêu thụ sản phẩm thép nhằm giúp DN ngành thép tăng sản lượng tiêu thụ, tăng công suất, giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có biện pháp triệt để thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thép, không để xảy ra cung vượt cầu như hiện nay, gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường nội địa, thiệt hại cho DN và gây lãng phí cho nền kinh tế. Các rào cản kỹ thuật cũng cần sớm ban hành để kiểm soát chất lượng thép, đặc biệt thép có chứa hợp kim Bo; quy định thép NK phải có logo sản phẩm để ngăn chặn thép NK kém chất lượng, bảo vệ các DN sản xuất thép trong nước.

Trước những kiến nghị trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, chính sách kích cầu với xây dựng và tiêu thụ sản phẩm thép, trong năm 2012 Nhà nước đã từng bước tháo gỡ và tiếp tục thực hiện trong năm 2013. Liên quan đến việc ban hành tiêu chuẩn, quy phạm và hàng rào kỹ thuật, Bộ Công Thương sẽ trao đổi Bộ Khoa học và Công nghệ. “Bộ cũng sẽ cùng Bộ Tài chính xem lại lộ trình thuế suất trong khuôn khổ cam kết khi gia nhập WTO có thể điều chỉnh được không. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đề nghị VNsteel và VSA tham gia ý kiến giúp các bộ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sát thực hơn bởi nếu để Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng thì tiêu chuẩn này không sát với thực tế lắm”, ông Hoàng cho biết.

Theo HQ Online

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng