DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Rộng “cửa” cho gạch không nung

18/12/2012 - 10:39 SA

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN), trong đó bắt buộc công trình cao 9 tầng trở lên phải sử dụng 30% VLXKN loại nhẹ. Đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nhưng cũng tạo ra những băn khoăn về tính khả thi của quy định.
Không sợ thiếu

Căn cứ theo số liệu từ Bộ Xây dựng rằng hiện các DN sản xuất VLXKN chỉ mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu sử dụng trên cả nước, có ý kiến lo ngại, trong vòng 3 năm tới, VLXKN có đáp ứng đủ 100% cho các công trình bắt buộc theo quy định? Lo ngại này viện dẫn cơ sở từ nhu cầu sử dụng VLXD của TP.HCM dự kiến khoảng 1.700 triệu viên gạch vào năm 2015. Ông Phan Đức Nhạn - Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, với nhu cầu này, khi các lò gạch thủ công đã không còn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển VLXKN nhưng cũng là một thách thức lớn. “Đó là chưa kể khi các công trình bắt buộc phải sử dụng các loại VLXKN giá thành của các loại VLXKN có đủ để cạnh tranh hay không? Hơn nữa, một khi cung không đủ cầu thì liệu thị trường vật liệu xanh này có bị làm giá hay không?”, ông Nhạn băn khoăn.

Cùng thời điểm này năm 2011, cả nước đã có 8 nhà máy AAC đi vào sản xuất với công suất 1,3 triệu m3/năm và 17 cơ sở sản xuất bê tông bọt với công suất gần 0,2 triệu m3. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung ở các TP như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... Tổng công suất bê tông nhẹ hiện có là 1,5 triệu m3/năm. Ngoài ra, với 14 nhà máy bê tông khí với công suất 2,5 triệu m3 được đầu tư xây dựng trong năm 2012, giới chuyên môn dự báo đến hết năm 2012 sẽ có tổng công suất 3,8 triệu m3 bê tông khí (chưa kể 13 DN đang lập dự án hoặc có kế hoạch đầu tư sản xuất với công suất 2,25 triệu m3 bê tông khí). Đây là sự phát triển quá nhanh. Nhưng qua tình hình sản xuất và kế hoạch 2 năm 2011 và 2012 cho thấy các cơ sở hiện đã đi vào hoạt động đều không phát huy hết công suất thiết kế, cơ sở có kế hoạch sản xuất cao nhất chưa được 50% công suất, thấp nhất chỉ bằng 20% công suất, do tiêu thụ sản phẩm chậm. Có cơ sở đã tồn kho tại bãi lên đến 10 nghìn m3 sản phẩm (bằng sản lượng 1 tháng sản xuất). Một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất.

Ông Đàm Thanh Tùng - Giám đốc điều hành Cty CP Vương Hải (Đồng Nai) lo ngại: Nếu không có giải pháp, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, có quy hoạch rõ ràng thì với tình trạng tiêu thụ cũng như làn sóng hàng chục nhà máy sản xuất gạch AAC đang được đầu tư như hiện tại sẽ là mối nguy cơ khủng hoảng thừa càng lớn, gây sạt nghiệp cho chủ đầu tư sản xuất gạch AAC nói riêng và nhiều loại VLXKN khác nữa.

Cần nhiều hơn một mệnh lệnh hành chính


Hiện nay, khó khăn đè nặng lên đôi vai của DN sản xuất AAC vẫn là giá bán và cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đây là 2 vấn đề nổi cộm gây nên những bức xúc cho các DN. Giá thành là một trong những lý do khiến nhiều chủ đầu tư ngại sử dụng VLXD xanh trong công trình xây dựng. Tuy nhiên, thực tế giá thành VLXKN còn cao và tâm lý sử dụng vật liệu nung phổ biến vẫn đang là trở ngại. Nguyên nhân khiến giá thành các sản phẩm VLXKN cao do DN còn thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn hạn chế nên phần lớn chỉ nhập dây chuyền công nghệ với trình độ trung bình, thiếu đồng bộ. Thêm nữa, giá vật tư, thiết bị, nguyên nhiên liệu, năng lượng điện cho sản xuất biến động liên tục từ tháng 4/2010 đến nay trong đó có những nguyên liệu chính: Vôi, xi măng, than… tăng từ 35 - 45% khiến giá thành sản xuất tăng nhưng giá bán không tăng nổi. Đây cũng là rào cản khiến các loại VLXKN chưa thể đến gần với người sử dụng.

Đại diện Cty CP Vương Hải cũng phân tích: So với gạch đất sét nung, nguyên liệu chủ yếu là đất sét thì không có biến động đáng kể về giá, mặt khác giá tài nguyên đất sét hiện nay gần như cho không với mức thuế tài nguyên chỉ là 5%. Như vậy, bản chất chênh lệch giá bán giữa hai sản phẩm gạch đất nung và gạch AAC nằm ở chỗ bất công bằng về giá nguyên liệu đầu vào.

Các DN cũng cho biết một trong những vướng mắc trong quá trình tìm đầu ra cho sản phẩm là bắt nguồn từ cơ chế chính sách của Nhà nước. Ông Lê Chí Mẫn - Tổng giám đốc Cty CP Gạch nhẹ Phúc Sơn (Hòa Bình) cho biết: “Các nhà đầu tư triển khai thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg rất quyết liệt, nhưng các cơ quan Nhà nước chưa tạo ra một đường hướng rõ ràng cho sự phát triển. Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Quyết định 567 rất quan trọng đối với chúng tôi. Thêm đó, vấn đề quy hoạch vùng cũng cần phải được định hướng để tránh đầu tư ồ ạt và không đúng hướng”.

Thông tư 09 của Bộ Xây dựng nêu rõ sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp không thực hiện việc sử dụng VLXKN theo quy định. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ khiến các DN VLXD vội mừng vì hiện nay mới có quy định xử phạt về vi phạm chất lượng VLXD nhưng vẫn chưa có quy định về việc thực hiện áp dụng VLXKN trong các công trình. “Phải nhanh chóng sửa đổi NĐ 23/CP của Chính phủ và Thông tư 24 của Bộ Xây dựng về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng, trong đó bổ sung thêm các mức xử phạt liên quan đến việc sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng. Trong đó, mức xử phạt phải đủ cao để có tính răn đe”, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng