DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường xi măng

Xuất khẩu xi măng, clinker tăng nhưng giá có xu hướng giảm

07/01/2014 - 02:16 CH

Tổng lượng xi măng, clinker xuất khẩu năm 2013 là 14,955 triệu tấn, tăng 75% so với năm 2012, tuy nhiên giá lại có xu hướng giảm - đó là đánh giá của Hiệp hội Xi măng Việt Nam về tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng tại lễ kỷ niệm 84 năm ngày truyền thống ngành xi măng Việt Nam (8/1/1930 – 8/1/2014) ngày 7/1 tại Hà Nội.
Hạ giá, cạnh tranh giành thị phần

Báo cáo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho thấy, năm 2013 tổng sản lượng sản xuất xi măng, clinker là 50,860 triệu tấn; Tổng tiêu thụ nội địa là 46,5 – 47 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm 2012; Tổng lượng xi măng, clinker xuất khẩu năm 2013 là 14,955 triệu tấn, tăng 75% so với năm 2012.

Mặc dù tăng về số lượng xuất khẩu, tuy nhiên giá xuất khẩu xi măng, clinker năm 2013 có xu hướng giảm hơn so với năm 2012 do các doanh nghiệp Việt Nam hạ giá.

Giá bán xi măng trong nước có đợt tăng giá từ ngày 12/9/2013. Thời điểm đó, dự kiến mức tăng giá vào khoảng 100.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, trên thực tế giá bán xi măng chỉ tăng dao động từ 20.000 đến 90.000 đồng/tấn. Nhiều đơn vị tăng ít, bán giá thấp để cạnh tranh giành thị phần.

“Phải có phương thức để làm sao thỏa thuận được giá xuất khẩu ổn định, tránh tình trạng ganh nhau bán giá thấp để tranh giành thị phần”, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, kiến nghị.

Tình trạng giảm giá bán, giá xuất khẩu, hạ giá thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực là một điều không tốt, biểu hiện của việc thiếu tổ chức, thiếu kiểm soát.


Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, năm 2014 ngành xi măng sẽ gặp khó khăn hơn trong tiêu thụ.

Khó khăn hơn trong tiêu thụ

Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng trong năm 2013 đã tăng thêm 4,86 triệu tấn. Sang năm nay sẽ có thêm năm dự án mới đưa vào vận hành sản xuất với tổng công suất thiết kế tăng 8,11 triệu tấn, đưa tổng công suất toàn ngành lên 81,56 triệu tấn.

Từ sau năm 2015 có thể có một dự án đầu tư đưa vào vận hành. Như vậy tổng công suất thiết kế các dự án xi măng ở Việt Nam sẽ đạt là 85,86 triệu tấn.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, nếu so với năm 2013 thì năm nay sẽ gặp khó khăn hơn trong tiêu thụ.

Giả sử tốc độ tăng trong tiêu thụ năm nay cao hơn năm 2013 là 3% thì lượng tiêu thụ nội địa chỉ tăng 1,5 triệu tấn trong khi công suất thiết kế tăng lên 8,11 triệu tấn.

Về xuất khẩu, năm 2013 xuất khẩu xi măng, clinker hơn 14 triệu tấn, tăng 75% so với năm 2012, tuy nhiên khả năng năm 2014 nhập khẩu của Indonesia sẽ giảm do việc đầu tư các dự án xi măng mới của Indonesia sẽ nâng công suất lên 6 triệu tấn. Lượng nhập khẩu toàn bộ giảm, mặt khác hiện nay Indonesia có hai nhà máy xi măng ở Việt Nam sẽ là nguồn cung cấp xi măng, clinker cho nội địa nước bạn.

Ngoài thách thức về thị trường, năm 2014 là năm Nghị định số 203/2013 NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 20/1/2014. Theo nghị định này, các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải bỏ ra khoản tiền khá lớn để trả tiền được cấp phép khai thác mỏ nguyên liệu tính từ ngày 1/7/2011, theo đó mức thu theo nhóm từ 1 – 5%.

Từ những thách thức nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc Hiệp hội Xi măng Việt Nam cần tình toán, bàn bạc tạo sự đồng thuận trong việc đưa ra giá bán xi măng, clinker hợp lý ở cả tiêu thụ trong nước, xuất khẩu; và bàn các giải pháp kích cầu xi măng, trong đó cần có sự tập trung phân tích tác động đến Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải trong việc phát triển đường bê tông xi măng trên cao. Đây cũng là phương hướng được các nước trong Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á đang áp dụng.

Ông Nguyễn Quang Cung cho rằng cần phải phát triển mở rộng theo chiều sâu; đẩy mạnh xuất khẩu xi măng; phải nghĩ đến việc xuất khẩu sang thị trường mới; tìm kiếm mỏ mới để lấy nguyên liệu sản xuất xi măng trong 50 năm tới, v.v…

Theo Ximang.vn (QN)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng